CHƯƠNG VII
NHỮNG BỨC THƯ CỦA SỰ PHÊ PHÁN
CÓ TÍNH PHÊ PHÁN
1) QUẦN CHÚNG CÓ TÍNH PHÊ PHÁN
Có nơi đầm ấm hơn
Chính gia đình mình ?
70
Thể hiện ở ông Bau-ơ, sự phê phán có tính phê phán trong tồn tại hiện có tuyệt đối của
mình, đã tuyên bố rằng nhân loại có tính quần chúng, - tức toàn thể cái nhân loại không phải
là sự phê phán có tính phê phán, - là mặt đối lập của mình, đối tượng bản chất của mình: bản
chất vì quần chúng tồn tại ad majorem gloriam dei
1*
, vì vinh quang của sự phê phán và của
tinh thần; đối tượng vì quần chúng chẳng qua chỉ là vật liệu của sự phê phán có tính phê
phán. Sự phê phán có tính phê phán đã tuyên bố rằng quan hệ của nó với quần chúng là quan
hệ có tính lịch sử toàn thế giới của thời hiện đại.
Nhưng nếu chỉ tuyên bố sự đối lập của mình với toàn thế giới thì chưa thể biến mặt đối lập
ấy thành mặt đối lập có tính lịch sử toàn thế giới. Người ta có thể tự cho mình là chướng ngại
phổ biến vì do vụng về mà người ta thường va vấp vào người khác khắp mọi nơi. Muốn
thành mặt đối lập có tính lịch sử toàn thế giới mà chỉ có tôi tuyên bố rằng thế giới là mặt đối
lập của tôi
thì vẫn chưa đủ, mà mặt khác còn cần là thế giới tuyên bố rằng, tôi là mặt đối lập bản chất
của nó, coi tôi và thừa nhận tôi như vậy. Sự thừa nhận đó, sự phê phán có tính phê phán đạt
được nhờ những bức thư dùng để chứng minh, trước toàn thế giới, công việc cứu thế có tính
phê phán cũng như sự phẫn nộ phổ biến của thế giới do phúc âm có tính phê phán gây ra.
Với tính cách đối tượng của toàn thế giới, bản thân sự phê phán có tính phê phán cũng là đối
tượng của bản thân nó. Những bức thư có nhiệm vụ chỉ rõ sự phê phán có tính phê phán là
sự phê phán có tính phê phán, là lợi ích thế giới của thời đại hiện đại.
Sự phê phán có tính phê phán tự coi là chủ thể tuyệt đối. Chủ thể tuyệt đối cần có sự sùng
bái. Sự sùng bái hiện thực đòi hỏi phải có yếu tố thứ ba, tức là những cá nhân tín ngưỡng.
Như vậy là gia đình thần thánh ở Sác-lốt-ten-bua đã được những thông tín viên của nó sùng