bái một cách xứng đáng với nó. Những thông tín viên cho nó biết rằng sự phê phán là gì và
kẻ thù của nó tức quần chúng không phải là gì.
Rõ ràng là sự phê phán đã tự mâu thuẫn với mình khi quan niệm như vậy rằng ý kiến của
nó đối với bản thân là ý kiến của thế giới chung quanh, và biến khái niệm của nó thành hiện
thực. Trong bản thân sự phê phán, hình thành một loại quần chúng, tức quần chúng có tính
phê phán mà sứ mệnh giản đơn là làm tiếng vang không bao giờ tắt của những danh ngôn của
sự phê phán. Để cho nhất quán từ đầu chí cuối thì sự tự mâu thuẫn với mình như vậy là có
thể tha thứ được. Sự phê phán có tính phê phán không cảm thấy thế giới tội lỗi là nhà ở của
mình nên phải xây dựng một thế giới tội lỗi ngay trong nhà ở của mình.
Con đường của các thông tín viên của sự phê phán tuyệt đối, thành viên của quần chúng có
tính phê phán, không phải là đầy hoa hồng. Con đường của họ là con đường phê phán, khó
khăn,
đầy chông gai. Sự phê phán có tính phê phán là một vị chúa duy linh chủ nghĩa, là tính tự
phát thuần tuý, là actus purus
1*
không dung thứ cho bất cứ ảnh hưởng nào từ bên ngoài. Vì
vậy thông tín viên chỉ có thể là một chủ thể bề ngoài, chỉ có thể biểu lộ tính độc lập bề ngoài
đối với sự phê phán có tính phê phán, và chỉ có thể biểu lộ sự mong muốn bề ngoài thông báo
cho sự phê phán một cái gì mới mẻ và độc lập. Trên thực tế, đó là vật sáng tạo của sự phê
phán, là sự lắng nghe bản thân chỉ đối tượng hoá trong chốc lát dưới hình thức vật tồn tại độc
lập.
Vì vậy, những thông tín viên không bỏ lỡ cơ hội để không ngừng cam đoan với người ta
rằng bản thân sự phê phán có tính phê phán biết, thấy, hiểu và thể nghiệm cái mà các thông
tín viên làm ra vẻ báo cho nó trong lúc đó. Chẳng hạn, Txéc-lê-đơ đã dùng những câu như:
"Anh có hiểu việc ấy không?"; "Anh biết"; "Anh biết" lần thứ hai, lần thứ ba; "Đương nhiên
anh đã nghe khá nhiều để hiểu được tất cả".
Phlai-sơ-ham-mơ, thông tín viên ở Bre-xlau viết: "Nhưng ... đối với anh cũng như đối với
bản thân tôi, việc ấy khó mà nói là một câu đố". Hay Hiếc-txen, thông tín viên ở Xuy-rích:
"Dĩ nhiên bản thân anh cũng biết rõ". Thông tín viên có tính phê phán sùng bái sự hiểu biết
tuyệt đối của sự phê phán có tính phê phán đến nỗi gán cho sự phê phán tuyệt đối một sự
hiểu biết ngay cả ở những chỗ nói chung không có gì để hiểu cả. Ví dụ, Phlai-sơ-ham-mơ
viết:
"Ông hoàn toàn" (!) "hiểu" (!) "ý tôi khi tôi cho ông biết rằng không thể ra phố mà lại không gặp những thầy tu Cơ Đốc
trẻ mặc áo dài đen và áo choàng".
Hơn nữa, trong sự sợ hãi, thông tín viên còn nghe sự phê phán có tính phê phán nói
chuyện, trả lời, hò hét, chế giễu như thế nào!
Chẳng hạn, Txéc-lê-đơ nói: "Nhưng... ông cứ nói đi. Tốt, vậy, hãy lắng nghe !" Hay Phlai-
sơ-ham-mơ nói: "Phải, tôi đã nghe ông nói; tôi cũng chỉ muốn rằng...". Hay Hiếc-txen: "Thưa