Người bạn cùng lứa tuổi đó của ông Ét-ga nhân tiện tự xưng là bản chất của triết học tối
tân. Thư từ giao dịch giữa "sự phê phán" và "bản chất" của triết học chẳng lẽ không phải là
việc tự nhiên hay sao? Nếu như bạn cùng lứa tuổi của ông Ét-ga cam đoan rằng y đã rụng
răng thì đó chỉ là ám chỉ cái bản chất ngụ ý của nó mà thôi. "Bản chất triết học tối tân" này
"đã học được của Phoi-ơ-bắc cách đưa yếu tố giáo dục vào cách nhìn khách quan". Nó cũng
lập tức cung cấp kiểu mẫu về giáo dục và cách nhìn của mình bằng cách bảo đảm với ông Ét-
ga rằng nó đã nắm được "cách nhìn toàn diện đối với cuốn tiểu thuyết của ông ": "Những
nguyên tắc bất di bất dịch muôn năm !"
71
và đồng thời lại công khai thú nhận rằng nó còn xa
mới hiểu rõ tư tưởng của ông Ét-ga và cuối cùng làm mất ý nghĩa sự bảo đảm của mình về
việc nắm cách nhìn toàn diện bằng cách đặt ra câu hỏi: "Hay là tôi hoàn toàn hiểu sai ngài
chăng ?". Sau thí nghiệm đó mà bản chất của triết học tối tân có phát biểu ý kiến như sau về
quần chúng thì cũng là điều hoàn toàn dĩ nhiên thôi:
"Chúng ta phải chiếu cố, dù chỉ là một lần, đến việc nghiên cứu và cởi cái nút ảo thuật, nó ngăn cản lý trí thông thường
của loài người tiến vào biển cả không bờ bến của tư tưởng ".
Ai muốn có một khái niệm đầy đủ về quần chúng có tính phê phán, xin đọc bản tin Xuy-
rích (số 5) của ông Hiếc-txen. Con người bất hạnh đó lặp lại những danh ngôn của sự phê
phán với một tinh thần cần cù thực sự làm xúc động lòng người và biểu lộ một trí nhớ đáng
khen. Ở đây, cũng có những câu ưa thích của ông Bru-nô về những trận đánh mà ông chiến
đấu, những cuộc chinh phạt mà ông tham gia và lãnh đạo. Đặc biệt là ông Hiếc-txen đã làm
tròn sứ mệnh của một thành viên của quần chúng có tính phê phán, khi ông căm phẫn về
quần chúng vô đạo và về thái độ của quần chúng đó đối với sự phê phán có tính phê phán.
Ông ta nói về quần chúng tự cho mình là người tham gia vào lịch sử, về "quần chúng
thuần khiết", về "sự phê phán thuần khiết", về "sự thuần khiết của mặt đối lập đó" - "một sự
đối lập thuần khiết đến nỗi chưa từng có trong lịch sử", - về "tâm trạng bất mãn", về "sự ngu
dốt hết chỗ nói, sự kém tư cách, sự nhu nhược, lòng sắt đá, tính nhút nhát, sự cuồng bạo, sự
hung tợn của quần chúng đối với sự phê phán", về "quần chúng chỉ tồn tại để bằng sự chống
đối của mình làm cho sự phê phán trở nên gay gắt hơn, cảnh giác hơn". Ông ta nói về "vật
sáng tạo được sinh ra từ mặt đối lập cực đoan", về chỗ sự phê phán đứng lên trên sự thù hằn
và những tình cảm trần tục tương tự. Toàn bộ nội dung của bản tin của ông Hiếc-txen gửi
đăng trên "Literatur-Zeitung" cũng chỉ gồm vẻn vẹn có cái mớ câu chữ có tính phê phán đó.
Ông ta chê trách quần chúng chỉ thoả mãn với "tâm trạng", "nguyện vọng tốt lành, "lối nói",
"tín ngưỡng", v.v.; với tư cách là một thành viên của quần chúng có tính phê phán, bản thân
ông ta cũng thoả mãn với những "lời nói" diễn đạt "tâm trạng có tính phê phán", "tín ngưỡng
có tính phê phán", "nguyện vọng tốt lành có tính phê
phán" của mình và để mặc cho ông Bru-nô và đồng bọn "hành động, công tác, chiến đấu" và
"sáng tạo".
Mặc dù thành viên của "quần chúng có tính phê phán" vẽ ra một bức tranh khủng khiếp và
sự bất hoà, có tính lịch sử toàn thế giới giữa thế giới vô đạo và "sự phê phán có tính phê