phán", song bản thân sự bất hoà có tính lịch sử toàn thế giới ấy vẫn chưa được chứng thực, ít
ra là đối với những kẻ không tín ngưỡng. Việc các thông tín viên lắp đi lắp lại một cách ân
cần và không phê phán những "ảo tưởng" và "tham vọng" có tính phê phán chỉ chứng minh
rằng những tư tưởng cố chấp của thầy cũng chính là những tư tưởng cố chấp của tớ. Đúng
vậy, một trong những thông tín viên tìm cách căn cứ vào sự thực để chứng minh. Y viết thư
cho gia đình thần thánh:
"Ông thấy rằng "Literatur-Zeitung" đã đạt được mục đích của nó, nghĩa là nó không có tiếng vang nào cả. Nó chỉ có thể
có tiếng vang trong trường hợp nó hoà nhịp với sự nghèo nàn về tinh thần, trong trường hợp ông hiên ngang tiến lên với
những tiếng nhạc vang lừng của cả một dàn nhạc lính thị vệ Thổ gồm những phạm trù thông thường".
Tiếng nhạc vang lừng của cả một dàn nhạc lính thị vệ Thổ gồm những phạm trù thông
thường! Người ta thấy ngay vị thông tín viên có tính phê phán cố gắng làm trò ảo thuật bằng
những câu nói "không thông thường". Sự giải thích của y về việc "Literatur-Zeitung" không
có tiếng vang nào cả tất nhiên sẽ bị bác bỏ như một lời biện hộ thuần tuý. Đúng ra người ta
có thể giải thích sự việc đó theo một ý nghĩa ngược lại, nghĩa là theo nghĩa sự phê phán có
tính phê phán hoà nhịp với đông đảo quần chúng, tức với đông đảo quần chúng nhà văn
không tìm đâu ra người hưởng ứng.
Do đó, những thông tín viên có tính phê phán nói với gia đình thần thành bằng những lời
lẽ phê phán coi đó là "lời cầu nguyện" đồng thời cũng là những công thức "nguyền rủa" quần
chúng thì vẫn là chưa đủ. Cần có những thông tín viên không có tính phê
phán và có tính quần chúng, cần có phái viên chân chính mà quần chúng cử đến với sự phê
phán có tính phê phán để chứng minh là có sự bất hoà thực sự giữa quần chúng và sự phê
phán.
Do đó, sự phê phán có tính phê phán cũng dành một chỗ cho quần chúng không có tính
phê phán. Nó cũng buộc các đại biểu trung hậu của quần chúng đó trao đổi thư từ với nó,
thừa nhận rằng sự đối lập giữa quần chúng và sự phê phán là quan trọng và tuyệt đối, và thốt
ra những tiếng kêu than tuyệt vọng cầu xin cứu cho thoát khỏi sự đối lập đó.
2) "QUẦN CHÚNG KHÔNG CÓ TÍNH PHÊ PHÁN"
VÀ "SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN".
a- "Quần chúng sắt đá" và "Quần chúng không thoả mãn"
Trái tim khắc nhiệt, tính sắt đá và sự không tin mù quáng của quần chúng có một đại biểu
kiên định hơn. Vị đại biểu này nói về "sự giáo dục triết học Hê-ghen thuần tuý của nhóm
Béc-lin"
72
. Thông tín viên ấy khẳng định:
"Tiến bộ chân chính có thể có được trên cơ sở nhận thức được hiện thực. Thế nhưng hội viên của nhóm Béc-lin cho
chúng ta biết rằng nhận thức của chúng ta không phải là nhận thức hiện thực mà là nhận thức một cái gì không hiện thực ".
Thông tín viên gọi "khoa học tự nhiên" là cơ sở của triết học: