"Cả một sự ham mê nghệ thuật, chểnh mảng ba mươi nhăm năm".
"Nếu quan niệm của Ben-đa về luật lệ thành phố năm 1808 không mắc khuyết điểm là lồng tư tưởng Hồi giáo vào những
khái niệm về bản chất và sự thực hiện luật lệ thành phố, thì với tinh thần điềm đạm vốn có ở đại biểu của chúng ta, chúng ta
còn có thể tiếp thu được lời trách mắng quá điếc tai mà một kẻ thống trị thành phố trước kia đổ lên đầu công dân thành
phố".
Ở ngài Rai-xác-tơ, đâu đâu sự táo bạo của tiến trình suy nghĩ cũng phù hợp với sự táo bạo
về văn phong. Ông ta chuyển tiếp như thế này:
"Ngài Bruy-gơ-man... vào năm 1843... học thuyết về nhà nước... mỗi người chính trực... đức khiêm tốn vĩ đại của các
nhà xã hội chủ nghĩa chúng ta... những phép mầu tự nhiên... những yêu sách cần đưa ra với nước Đức... những phép mầu tự
siêu tự nhiên... A-bra-ham... Phi-la-den-phi-a... nước cam lộ... thợ bánh mì... và bởi vì chúng ta nói đến những phép mầu cho
nên Na-pô-lê-ông đem vào"...v.v..
Xem xong những thí dụ đó, chúng ta chẳng còn ngạc nhiên
thấy tại sao sự phê phán có tính phê phán lại còn "giải thích" cách nói mà bản thân nó cho là
"phương pháp biểu hiện phổ thông". Vì nó "vũ trang cho đôi mắt của nó bằng một lực lượng
hữu cơ có thể nhìn xuyên suốt cả mớ hỗn loạn". Và ở đây cần nói rằng đã như vậy thì ngay
cả đến "phương pháp biểu hiện phổ thông" cũng không còn có thể khó hiểu đối với sự phê
phán có tính phê phán nữa. Nó hiểu rằng con đường văn học tất nhiên phải khúc khuỷu nếu
người bước vào con đường đó không đủ sức nắn thẳng lại; cho nên nó cũng gán một cách rất
tự nhiên những "phép tính" cho nhà văn.
Không cần nói ai cũng biết - và lịch sử chứng thực tất cả cái gì không cần nói cũng đã rõ,
cũng chứng thực điều này - sự phê phán biến thành quần chúng không phải cốt để thành quần
chúng, mà là để tránh cho quần chúng khỏi tính quần chúng có tính quần chúng của mình,
nghĩa là để nâng phương pháp biểu hiện phổ thông của quần chúng lên thành ngôn ngữ phê
phán của sự phê phán có tính phê phán. Khi sự phê phán nắm được ngôn ngữ thông thường
của quần chúng và cải tạo thứ tiếng nói thô tục đó thành những câu cao siêu thần bí vốn có
trong phép biện chứng của sự phê phán có tính phê phán thì đó chính là sự phê phán đã tự hạ
mình xuống cùng cực rồi.