mun đã mở ngay ra khả năng ứng dụng sức nước vào những máy móc đó; nhưng sự phê phán
có tính phê phán lại tách rời những nguyên tắc đã được bàn tay thô lỗ của lịch sử trộn lẫn với
nhau và quy sự ứng dụng đó vào thời đại muộn hơn coi như một cái gì hoàn toàn đặc thù.
Trên thực tế, sự phát minh ra máy hơi nước đã có trước tất cả những phát minh vừa kể trên;
nhưng ở sự phê phán, máy hơi nước là đỉnh cao nhất của toàn bộ lâu đài, do đó xét về thời
gian, là một phát minh muộn về sau.
Trên thực tế, quan hệ buôn bán, theo ý nghĩa hiện đại, giữa Li-vớc-pun và Man-se-xtơ là
kết quả của việc xuất khẩu hàng hoá của nước Anh, nhưng trong sự phê phán, những quan hệ
buôn bán đó đều là nguyên nhân của xuất khẩu, và cả hai, quan hệ buôn bán và xuất khẩu,
đều là kết quả của vị trí gần nhau của hai thành phố ấy. Trong thực tế, hầu hết mọi hàng hoá
mà Man-se-xtơ gửi sang đại lục đều qua Hun, nhưng trong sự phê phán lại qua Li-vớc-pun.
Trên thực tế, trong các công xưởng Anh có thang lương từ 1 si-linh 1/2 đến 40 si-linh hoặc
hơn nữa; nhưng trong sự phê phán thì chỉ có một mức lương là 11 si-linh thôi. Trên thực tế,
máy móc thay thế lao động thủ công, nhưng trong sự phê phán máy móc lại thay thế tư duy.
Trên thực tế, công nhân ở Anh được phép liên hợp lại để đòi tăng lương, nhưng trong sự phê
phán thì họ lại bị cấm làm việc đó vì quần chúng muốn làm việc gì cũng phải xin phép sự
phê phán trước đã. Trên thực tế, lao động công xưởng là hết sức mệt nhọc và gây ra những
bệnh đặc biệt (đã có những bộ sách y học chuyên nghiên cứu những bệnh đó); nhưng trong
sự phê phán "sự khẩn trương quá mức không thể làm trở ngại lao động vì sức lực bỏ ra là của
máy móc". Trên thực tế, máy móc là máy móc; nhưng trong sự phê phán máy móc lại có ý
chí: máy móc không nghỉ ngơi nên công nhân cũng không được nghỉ ngơi; như vậy là công
nhân bị một ý chí ngoại lai chi phối.
Nhưng tất cả cái đó đều chưa đáng kể. Sự phê phán không thoả mãn với những chính đảng
của quần chúng ở Anh; nó còn sáng tạo ra những chính đảng mới; nó sáng lập ra "đảng công
xưởng", bởi vậy lịch sử phải cảm ơn nó. Song nó lại nhập cục chủ xưởng với công nhân công
xưởng thành một khối quần chúng - những chuyện lặt vặt đó có gì đáng phải bận tâm! - và
quả quyết rằng công nhân công xưởng không quyên tiền vào quỹ của Đồng minh chống đạo
luật ngũ cốc
6
, không phải như bọn chủ xưởng ngu ngốc tưởng, là do ác ý hoặc do ủng hộ chủ
nghĩa hiến chương mà chỉ là vì nghèo khổ. Sau đó nó còn quả quyết rằng nếu người ta huỷ bỏ
đạo luật ngũ cốc của nước Anh thì công nhân nông nghiệp làm công nhật phải chịu hạ tiền
lương xuống, nhưng chúng tôi mạo muội chỉ ra rằng giai cấp nghèo xác nghèo xơ đó không
còn có thể chịu để mất một xu nào nữa, nếu không họ sẽ chết đói. Nó quả quyết rằng trong
các công xưởng Anh, người ta làm việc mỗi ngày 16 giờ, mặc dầu luật pháp nước Anh rất
ngu xuẩn và không có tinh thần phê phán đã quan tâm sao cho ngày làm không
vượt quá 12 giờ. Nó quả quyết rằng nước Anh vẫn phải là một công xưởng lớn của toàn thế
giới, mặc dầu đông đảo người Mỹ, người Đức và người Bỉ không có tinh thần phê phán đã
cướp đoạt dần dần, bằng cạnh tranh, hết thị trường này đến thị trường khác của người Anh.
Sau hết, nó khẳng định rằng sự tập trung tài sản và hậu quả của sự tập trung đó đối với các