C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 20

Say sưa theo kiểu nhà nghệ thuật, sự phê phán tự mình sáng tạo ra cái đối lập với mình là

lời nói nhăng nhít, - cũng sự phê phán đó, trước đây hai năm, đã kêu lên rằng: "sự phê phán
nói tiếng Đức, thần học nói tiếng la-tinh"

8

, bây giờ nó lại đã học tiếng Anh, và gọi người

chiếm hữu ruộng đất là "Landeigner" (landowners), gọi chữ công xưởng là "Mühleigner
(mill-owners; tiếng Anh, chữ "mill" dùng để chỉ những công xưởng máy móc đều chạy bằng
hơi nước hoặc sức nước), gọi công nhân là "tay" (hands), dùng "giao thoa" (interference)
thay cho "can thiệp", và dựa vào lòng thương hại vô hạn đối với tiếng Anh thấm đầy tính
quần chúng tội lỗi, nó thậm chí đã hạ mình xuống cải tiến tiếng Anh và xoá bỏ quy tắc rởm
của người Anh, quy tắc theo đó người Anh bao giờ cũng đặt tiếng xưng hô "Xơ" trước tên
chứ không phải trước họ của các huân tước và nam tước. Quần chúng nói "Xơ Giêm-xơ Grê-
hêm", còn sự phê phán nói: "Xơ Grê-hêm".

Sự phê phán bắt tay cải tạo lịch sử nước Anh tiếng Anh xuất phát từ nguyên tắc chứ

không phải vì nhẹ dạ. Đó là điều mà giờ đây bạn đọc sẽ thấy trong tính triệt để của sự phê
phán khi nó giải thích lịch sử của ngài Nau-véc.

CHƯƠNG III

TÍNH TRIỆT ĐỂ CỦA SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ

PHÁN, HAY LÀ SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN

THỂ HIỆN Ở ÔNG I-U. (I-UNG-NÍT-XƠ?)

9

Sự phê phán không thể không chú ý đến cuộc tranh luận vô cùng quan trọng giữa ngài

Nau-véc và hệ triết học đại học Béc-lin. Nó vốn đã kinh qua tình cảnh tương tự và tất nhiên
phải lấy số phận ngài Nau-véc làm bối cảnh để làm cho người ta chú ý đến việc bản thân nó
bị cách chức ở Bon

10

. Vì sự phê phán đã quen coi giai đoạn lịch sử ở Bon là một sự kiện nổi

bật của thời đại chúng ta, thậm chí đã viết "triết học về vụ cách chức sự phê phán", nên có thể
dự tính rằng nó sẽ dùng phương thức giống như thế để biến "sự xung đột" ở Béc-lin thành
một hệ thống triết học được vạch ra một cách chi tiết. Nó chứng minh a priori

2

1*

rằng mọi

việc phải xảy ra như thế này chứ không thể khác được. Nghĩa là nó chỉ ra:

1) Tại sao hệ triết học nhất định phải "xung đột" với nhà triết học của nhà nước chứ không

phải với nhà lô-gíc học hoặc nhà siêu hình học;

2) Tại sao cuộc xung đột này không thể gay gắt và triệt để như cuộc xung đột ở Bon giữa

sự phê phán và thần học;

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.