3) Tại sao cuộc xung đột đó nói đúng ra chỉ là một sự ngu xuẩn sau khi trong vụ xung đột
của mình ở Bon, sự phê phán đã tận dụng tất cả những nguyên tắc và nội dung có thể có, và
từ
đó trở đi lịch sử thế giới chỉ còn là kẻ sao chép lại sự phê phán mà thôi?
4) Tại sao hệ triết học cho rằng việc công kích những tác phẩm của ngài Nau-véc chính là
chĩa vào nó;
5) Tại sao ngài N không có cách nào khác hơn là tự động rời bỏ chức vụ;
6) Tại sao hệ triết học phải bênh vực ngài N, nếu nó không muốn từ bỏ bản thân nó;
7) Tại sao "sự tranh chấp bên trong hệ triết học tất nhiên phải biểu hiện dưới hình thức" là
hệ triết học, đồng thời cho rằng cả ngài N. lẫn chính phủ đều vừa đúng vừa sai;
8) Tại sao hệ triết học không thể tìm thấy trong các tác phẩm của ngài N. căn cứ đầy đủ
của việc cách chức ông ta;
9) Cái gì khiến cho toàn bộ sự phán đoán thiếu rõ ràng;
10) Tại sao hệ triết học, "với tính cách là cơ quan khoa học (!), cho rằng mình (!) có quyền
(!) xem xét nguồn gốc của sự việc", và sau hết;
11) Tại sao hệ triết học, dẫu sao, vẫn không muốn viết như ngài N.
Sự phê phán đã phân tích, trong bốn trang sách, những vấn đề quan trọng đó một cách triệt
để hiếm có, đồng thời dùng lô-gích của Hê-ghen để chứng minh tại sao tất cả những việc ấy
đã xảy ra như vậy và tại sao không có vị thần nào có thể phản đối điều đó. Sự phê phán nói ở
một chỗ khác rằng chưa có một thời kỳ lịch sử nào đã được nhận thức cả; tính khiêm tốn
ngăn cản nó nói rằng ít ra nó cũng đã nhận thức được đầy đủ vụ xung đột của nó và vụ xung
đột của Nau-véc, là những vụ xung đột tuy không phải là những thời đại, nhưng theo quan
niệm của nó, vẫn làm ra thời đại.
Sự phê phán có tính phê phán, đã "tước bỏ" của bản thân mình "nhân tố" tính triệt để, lại
biến thành "sự yên tĩnh của nhận thức".
CHƯƠNG IV
SỰ PHÊ PHÁN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN VỚI
TÍNH CÁCH LÀ SỰ YÊN TĨNH CỦA NHẬN THỨC