Điều mà sự phê phán làm, chỉ là "đặt ra những công thức từ những phạm trù về cái đang
tồn tại", - nghĩa là đặt ra những
công thức từ triết học Hê-ghen hiện đang tồn tại và từ những nguyện vọng xã hội hiện đang
tồn tại. Những công thức không phải là gì khác hơn là những công thức. Và mặc dầu sự phê
phán ra sức đả kích chủ nghĩa giáo điều, nhưng bản thân nó vẫn tự tuyên bố nó là chủ nghĩa
giáo điều, và còn là thứ chủ nghĩa giáo điều của phụ nữ. Nó là và sẽ còn là một bà già, nó là
triết học Hê-ghen già nua và goá bụa đang tô son trát phấn trang điểm cho tấm thân trừu
tượng héo hon gớm ghiếc của mình và thèm khát kiếm lấy tấm chồng trên khắp xó xỉnh của
nước Đức.
2) BÊ-RÔ BÀN VỀ GÁI ĐIẾM
Đã có một dạo, ông Ét-ga hạ mình xuống tận những vấn đề xã hội, ông cho rằng mình
cũng có trách nhiệm can thiệp vào "những quan hệ dâm loạn" (số V, tr. 26).
Ông phê bình một cuốn sách của Bê-rô, một viên cảnh sát ở Pa-ri, viết về chế độ bán dâm,
vì "quan điểm” của "Bê-rô khi khảo sát quan hệ của gái điếm đối với xã hội" làm cho ông
không yên tâm. "Sự yên tĩnh của nhận thức" ngạc nhiên thấy rằng cảnh sát lại đứng trên
chính quan điểm cảnh sát và nó muốn làm cho quần chúng biết rằng quan điểm đó là hoàn
toàn sai lầm. Nhưng nó lại không nói rõ quan điểm của nó ra. Thật là rõ ràng! Khi sự phê
phán quan tâm đến gái điếm thì không thể yêu cầu nó làm việc đó trước công chúng được.
3) TÌNH YÊU
Muốn đạt tới "sự yên tĩnh của nhận thức" hoàn mỹ thì trước hết sự phê phán có tính phê
phán phải ra sức thoát khỏi tình yêu. Tình yêu là một thứ tình dục, mà đối với sự yên tĩnh của
nhận thức thì chẳng có gì nguy hiểm hơn là tình dục. Cho nên ông Ét-ga đã nhờ vào những
cuốn tiểu thuyết của bà Phôn Pa-li-xốp mà ông ta cam đoan "đã nghiên cứu đến nơi đến
chốn", để khắc
phục "cái hành động ấu trĩ mà người ta gọi là tình yêu". Tình yêu là nỗi kinh khủng và quái
vật. Nó gây ra sự giận dữ, sự phẫn nộ, thậm chí sự điên cuồng của sự phê phán có tính phê
phán.
"Tình yêu... là một hung thần; giống như tất cả các vị thần khác, nó muốn chi phối toàn bộ con người và chỉ thoả mãn khi
nào người ta không những trao cho nó linh hồn mà còn trao cho nó cả "cái tôi" thể xác của mình nữa. Sự sùng bái tình yêu là
sự đau khổ, đỉnh cao nhất của sự sùng bái đó là sự hy sinh, là sự tự sát".
Muốn biến tình yêu thành "Mô-lốc", thành hiện thân của ma quỷ, ông Ét-ga trước hết biến
nó thành thần. Sau khi được biến thành thần, nghĩa là đối tượng của thần học thì dĩ nhiên là
tình yêu sẽ phải chịu sự phê phán của thần học; mà như người ta đều biết, thần và ma quỷ