nội dung toàn bộ của bản chất con người ở "cái tôi" của chính nó.
Dĩ nhiên ông Ét-ga không cho chúng ta biết có cái gì khác nhau giữa người được yêu và tất
cả "những khách thể bên ngoài" khác "làm người ta say mê, dùng để thoả mãn dục vọng ích
kỷ của người ta". Đối với sự yên tĩnh của nhận thức, cái đối tượng tình yêu quyến rũ con
người, đa tình và phong phú về nội dung, chẳng qua chỉ là một mô hình trừu tượng: "cái khác
thể bên ngoài làm người ta say mê", - cũng y như đối với nhà triết học tự nhiên tư biện, sao
chổi chẳng qua chỉ là phạm trù "âm" mà thôi. Trong khi biến một người khác thành khách thể
bên ngoài mà mình say mê, con người quả thực - như sự phê phán có tính phê phán thừa
nhận - là đã gán cho nó "tính chất trọng yếu", nhưng đó là cái gọi là tính chất trọng yếu của
đối tượng, thế nhưng tính chất trọng yếu mà sự phê phán gán cho đối tượng lại chẳng phải là
cái gì khác mà là tính chất trọng yếu mà sự phê phán tự gán cho bản thân mình. Do đó "tính
chất trọng yếu" có tính phê phán đó tự biểu hiện ra không phải trong "tồn tại xấu bên ngoài"
mà là trong "hư không" của đối tượng trọng yếu của sự phê phán.
Nếu như sự yên tĩnh của nhận thức không có được đối tượng là con người hiện thực thì trái
lại nó có được sự nghiệp là loài người. Điều mà tình yêu có tính phê phán "đề phòng nhất là
vì cá nhân mà quên mất sự nghiệp, sự nghiệp này không phải là cái gì khác mà là sự nghiệp
của loài người". Còn tình yêu không có tính phê phán thì lại không tách rời loài người với
con người cá biệt, với cá nhân.
"Với tính cách là một thứ tình dục trừu tượng, không biết từ đâu đến cũng không biết đi đâu, bản thân tình yêu không có
hứng thú đối với sự phát triển bên trong".
Vì theo cách nói tư biện, tức là cách gọi cái cụ thể là trừu tượng và gọi cái trừu tượng là
cái cụ thể, nên dưới con mắt của sự yên tĩnh của nhận thức, tình yêu là tình dục trừu tượng.
"Cô gái không sinh ra nơi lũng nhỏ,
Cô từ đâu đến, ai nào hay biết.
Nhưng giờ đây, nàng ra đi, ly biệt,
Và bóng dáng của nàng cũng biến mất theo"
13
.
Dưới con mắt của sự trừu tượng, tình yêu là "Cô gái từ nơi khác đến", không có hộ chiếu
biện chứng nên bị cảnh sát có tính phê phán trục xuất.
Tình dục của tình yêu không cảm thấy thích thú đối với sự phát triển bên trong vì nó
không thể được cấu tạo ra a priori, vì sự phát triển của nó là sự phát triển hiện thực xảy ra
trong thế giới cảm tính và giữa những cá nhân hiện thực. Còn sự thích thú chủ yếu của kết
cấu tư biện là "từ đâu đến" và "đi đâu". "Từ đâu đến" chính là "tính tất nhiên của khái niệm,
là sự chứng minh và sự diễn dịch của nó" (Hê-ghen). "Đi đâu" là một quy định "nhờ nó mà
mỗi khâu riêng biệt trong cái xích tư biện, coi như nội dung đầy sinh khí của phương pháp,
lại đồng thời là khởi điểm của một khâu mới" (Hê-ghen). Như vậy là chỉ khi nào có thể cấu
tạo ra a priori cái "từ đâu đến" và "đi đâu" của tình yêu thì tình yêu mới đáng được sự phê
phán tư biện "quan tâm".