C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 27

mình rằng mình không muốn đưa ra một hệ thống nào đó của của cái mới thì dĩ nhiên phải
nói với chúng ta là mình định đưa ra cái gì: cái cũ có hệ thống hay là cái mới không có hệ
thống. Nhưng Pru-đông bị đặc trưng đã không mong muốn đưa ra hệ thống nào đó của cái
mới, vậy thì ông ta có muốn đưa ra việc xoá bỏ đặc quyền không? Không, ông ta chỉ mong
muốn
sự xoá bỏ ấy.

Pru-đông thật nói: "Je ne fais pas de système; je demande la fin du privilège" etc. ("Tôi

không sáng lập ra hệ thống nào cả; tôi đòi hỏi chấm dứt đặc quyền", v.v.). Nghĩa là Pru-đông
thật tuyên bố rằng ông ta không theo đuổi mục đích khoa học trừu tượng nào cả, mà chỉ đưa
ra trước xã hội những yêu cầu thực tiễn trực tiếp. Vả chăng yêu cầu mà ông đưa ra hoàn toàn
không phải là tuỳ tiện. Căn cứ và lý do của yêu cầu đó là trong toàn bộ sự phát triển của luận
đề mà ông đã đưa ra. Nó là sự tóm tắt sự phát triển đó. Vì "sự công bằng và chỉ riêng sự công
bằng là sự tóm tắt lập luận của tôi". Với luận điểm của mình: "sự công bằng, không có gì
khác ngoài sự công bằng, đấy là chủ trương của tôi", Pru-đông bị đặc trưng đã rơi vào tình
trạng càng lúng túng hơn vì ông ta còn "chủ trương" nhiều việc khác, và theo lời ông Ét-ga
thì "chủ trương" chẳng hạn rằng triết học trước kia chưa được thực tế, "chủ trương" đánh đổ
Sác-lơ Công-tơ, v.v..

Pru-đông phê phán tự hỏi mình rằng: "Chẳng lẽ con người có nghĩa vụ phải chịu bất hạnh

mãi mãi sao?. Nói cách khác, ông
ta hỏi: sự bất hạnh phải chăng là bổn phận đạo đức của con người? Còn Pru-đông thật, một
người Pháp nhẹ dạ lại đặt vấn đề thế này: sự bất hạnh phải chăng là một tính tất yếu vật chất,
phải chăng là một cái gì không thể tránh khỏi? ("Phải chăng con người vĩnh viễn không thể
tránh khỏi
sự bất hạnh?")

Pru-đông quần chúng nói:

"Et, sans m' arrêter aux explications à toute fin des entrepreneurs de réformes, accsant de la détresse générale, ceux-ci la

lâcheté et l'impéritie du pouvoir, ceux-là les conspirateurs et les émeutes, d'autres, d'autres l'ignorance et la corruption

générale", etc.

6

1*

Vì "à toute fin" là thành ngữ của quần chúng hạ lưu, không tìm thấy trong từ điển tiếng

Đức có tính quần chúng, nên dĩ nhiên là Pru-đông phê phán vứt bỏ cái thành ngữ ấy, nó quy
định từ "giải thích" một cách chính xác hơn. Thuật ngữ này vốn mượn trong luật học có tính
quần chúng của nước Pháp trong đó "explications à toute fin" có nghĩa là "những lời giải
thích không có thể bác bẻ được". Pru-đông phê phán đả kích "những nhà cải lương" tức một
chính đảng xã hội chủ nghĩa Pháp

15

, còn Pru-đông quần chúng lại đả kích "những người chế

tạo ra những biện pháp cải lương". Pru-đông quần chúng phân biệt các loại "người chế tạo ra
những biện pháp cải lương": số người này (ceux-ci) nói gì, số người kia (ceux-là) nói gì, số
khác (d'autres) nói gì. Pru-đông phê phán lại bắt cùng một số nhà cải lương" khi thì chỉ trích
cái này, khi thì chỉ trích cái kia, khi thì chỉ trích cái khác", điều đó vô luận thế nào cũng
chứng tỏ sự thất thường của họ. Pru-đông thật dựa vào thực tiễn có tính quần chúng ở Pháp

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.