mà bàn đến "les conspitateurs et les émeutes", nghĩa là trước hết nói đến các kẻ âm mưu rồi
sau mới nói đến những hành động của họ - những
cuộc phiến loạn. Trái lại, Pru-đông phê phán, kẻ đem các loại người cải lương nhập lại thành
một cục, thì lại phân những kẻ phiến loạn thành từng loại, do đó ông ta nói "những kẻ âm
mưu và những kẻ phiến loạn". Pru-đông quần chúng nói sự dốt nát và "sự hủ hoá phổ biến".
Pru-đông phê phán lại biến dốt nát thành ngu xuẩn, biến "hủ hoá" thành "sự truỵ lạc", cuối
cùng, lấy tư cách là nhà phê phán có tính phê phán, biến sự ngu xuẩn thành phổ biến. Như
thế là ở đây bản thân ông ta đã nêu một tấm gương ngu xuẩn là dùng từ "générale" không
phải theo số nhiều mà theo số ít. Ông ta viết: "l'ignorance et la corruption générale", mà lại
muốn nói "sự ngu xuẩn phổ biến và sự truỵ lạc phổ biến". Theo ngữ pháp không phê phán
của tiếng Pháp thì câu đó ở đây phải viết như thế này: "l'ignorance et la corruption
générales".
Pru-đông bị đặc trưng nói và suy nghĩ khác với Pru-đông quần chúng nên dĩ nhiên là cũng
phải trải qua con đường phát triển tinh thần hoàn toàn khác. Ông ta "đã hỏi các bậc thầy của
khoa học, đã đọc xong hàng trăm pho sách triết học và luật học, v.v., và cuối cùng tin chắc
rằng chúng ta chưa bao giờ hiểu được đúng đắn ý nghĩa của mấy chữ "công bằng, chính
nghĩa, tự do". Còn Pru-đông thật lại cho rằng mình thoạt đầu tưởng đã hiểu được (je crus
d'abord reconnaêtre) cái mà Pru-đông phê phán chỉ đến "cuối cùng" mới lĩnh hội được. Việc
biến đổi một cách phê phán d'abord
1*
thành enfin
2*
là cần thiết vì quần chúng không dám
nghĩ rằng họ "thoạt đầu" đã hiểu được một cái gì đó. Pru-đông quần chúng trình bày bằng
một thứ ngôn ngữ sáng sủa nhất rằng mình đã ngạc nhiên như thế nào trước thành quả bất
ngờ đó của công tác nghiên cứu của mình và không tin như thế nào vào thành quả đó. Vì vậy
ông quyết định "thí nghiệm để kiểm tra lại", ông tự hỏi: "Phải
chăng toàn thể loài người có thể bị lừa dối lâu dài như vậy về phương diện những nguyên tắc
vận dụng đạo đức? Loài người bị lừa dối như thế nào và tại sao lại bị lừa dối?" v.v.. Ông cho
rằng sự quan sát của mình chính xác hay không là do việc giải quyết những vấn đề đó quyết
định. Ông đi tới kết luận rằng về mặt đạo đức cũng như trong mọi lĩnh vực tri thức khác,
những sự sai lầm "cấu thành những bậc thang của khoa học". Trái lại, Pru-đông phê phán tin
ngay ở ấn tượng đầu tiên mà sự nghiên cứu của ông ta về các mặt kinh tế chính trị học, luật
học, vân vân, đã đem lại cho ông ta. Ấn tượng đó cũng dễ hiểu thôi: quần chúng không dám
hành động thực sự, họ nhất định tôn những thành quả sơ bộ của sự nghiên cứu của họ lên
thành những chân lý không thể bác bẻ được. Họ "thoạt đầu đã có sẵn những định kiến trước
khi họ so đọ với mặt đối lập của họ"; do đó về sau "phát hiện ra rằng khi họ tưởng mình đã
đạt tới điểm cuối cùng thì chính ra họ còn chưa đi được tới khởi điểm".
Vì thế, Pru-đông phê phán tiếp tục nghị luận một cách không có căn cứ và không có mạch
lạc:
"Tri thức của chúng ta về những quy tắc đạo đức không phải là đầy đủ ngay từ đầu, vì thế trong một thời gian nhất định
nó có thể đủ dùng cho tiến bộ xã hội; nhưng về sau ắt nó sẽ đưa chúng ta đi lạc đường".