tắc do sự dốt nát của chúng ta bịa đặt ra ấy ("ce principe... tel que notre ignorance l'a fait, est
honoré"). Pru-đông phê phán cho rằng thực chất của nguyên tắc được coi là không chân thực
là chân thực. Còn Pru-đông quần chúng thì cho rằng thực chất của nguyên tắc giả tạo là kết
quả của quan niệm sai lầm của chúng ta, còn đối tượng (objet) của nó lại là chân thực, hệt
như thực chất của thuật luyện đan và thuật chiêm tinh chẳng hạn là kết quả của sự tưởng
tượng của chúng ta, còn đối tượng của chúng, - tức sự vận động của thiên thể và thuộc tính
hoá học của vật thể - lại là chân thực.
Pru-đông phê phán tiếp tục bản độc thoại của mình:
"Đối tượng của sự nghiên cứu của chúng ta là luật, tức sự quy định nguyên tắc xã hội. Những nhà chính trị, cũng tức là
những nhà khoa học xã hội, bị những quan niệm rất không rõ ràng chi phối; nhưng vì trong mỗi sai lầm đều có một cái gì
hiện thực làm cơ sở, nên chúng ta cũng có thể tìm thấy, trong sách của họ, chân lý mà họ sáng tạo ra cho người đời song bản
thân họ lại không nhận ra."
Pru-đông phê phán lập luận thật là kỳ quặc. Sau khi đã nhận thấy sự dốt nát và sự không rõ
ràng trong quan niệm của các nhà chính trị, ông ta lại trở giọng khẳng định võ đoán rằng
trong mỗi sai lầm đều có một cái gì hiện thực làm cơ sở; về điểm này, chẳng có gì làm cho
chúng ta phải hoài nghi cả, vì trong những sai lầm của bản thân con người, đều có một cái gì
hiện thực làm cơ sở cho mỗi sai lầm. Tiếp đó, từ sự thực là trong mỗi sai lầm đều có
một cái gì hiện thực làm cơ sở, ông ta rút ra kết luận là có thể tìm thấy chân lý trong sách của
các nhà chính trị. Sau hết, ông ta thậm chí bắt các nhà chính trị sáng tạo ra chân lý đó cho thế
gian. Giá thử họ đã sáng tạo chân lý cho thế gian thì chúng ta chẳng cần gì tìm kiếm chân lý
trong sách của họ nữa.
Pru-đông quần chúng nói:
"Các nhà chính trị không hiểu nhau (ne s'entendent pas); vì vậy sai lầm của họ là chủ quan, nó nằm ngay trong bản thân
họ (donc c'est en eux qu'est I'erreur)". Sự không hiểu lẫn nhau của họ chứng tỏ tính phiến diện của họ. Họ nhập cục "ý kiến
cá nhân của mình với lý trí lành mạnh", và "vì" - căn cứ vào suy luận trên kia - "mỗi sai lầm đều có một cái gì thực sự hiện
thực làm đối tượng, nên trong sách của các nhà chính trị nhất định là tìm thấy chân lý mà họ đưa vào đấy" (nghĩa là vào sách
của họ), - "đưa vào một cách không tự giác" chứ không phải sáng tạo ra cho thế gian (dans leurs livres doit se trouver la
vérité, qu'à leur insu ils y auront mise).
Pru-đông phê phán tự hỏi: "Công bằng là gì? thực chất của nó, tính chất của nó, ý nghĩa
của nó như thế nào?", làm như thể là công bằng còn có một ý nghĩa gì riêng biệt khác với
thực chất và tính chất của nó. Pru-đông phi phê phán đặt câu hỏi: "Nguyên tắc của nó, tính
chất của nó và công thức (formule) của nó ra sao?" Công thức biểu thị cái nguyên tắc được
coi là nguyên tắc đã kinh qua sự chứng minh của khoa học. Trong tiếng Pháp của quần
chúng, từ "formule" và từ "signification"
1*
là căn bản khác nhau. Trong tiếng Pháp của sự
phê phán, hai từ đó có nghĩa hoàn toàn giống nhau.
Kết thúc những nghị luận hoàn toàn không có giá trị gì của mình, Pru-đông phê phán lên
gân và thét lớn: