C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 32

thật thì "luật pháp" La mã "được xác nhận bởi thực tiễn luật pháp hoặc hoạt động tư pháp
trong hàng chục thế kỷ" (ces droits consacrés par une justice dix fois séculaire); theo Pru-
đông phê phán thì ở La Mã tồn tại "luật pháp được xác nhận bởi sự công bằng hàng ngàn
năm".

Căn cứ vào sự phán đoán của Pru-đông số 1 thì ở La mã, người ta nghị luận như thế này:

"La Mã... chiến thắng là nhờ nền chính trị của mình và các vị thần của mình; bất cứ cải cách nào về tín ngưỡng tôn giáo

và về tinh thần dân chúng đều là việc ngu xuẩn và là hành động xúc phạm" (ở Pru-đông

phê phán, từ "sacrilège" không có

nghĩa là xúc phạm vật thiêng liêng hoặc xúc phạm thần thánh như trong tiếng Pháp của quần chúng, mà chỉ có nghĩa là hành

động xúc phạm bình thường); nếu như La Mã quyết tâm giải phóng các dân tộc thì do đó nó sẽ phản bội luật pháp của

mình". "Như vậy" - Pru-đông số 1 nói thêm - "về phía mình, La Mã vừa có thực tế vừa có luật pháp".

Theo Pru-đông phi phê phán thì ở La mã, người ta nghị luận một cách triệt để hơn. Ở đây,

người ta đã xác định sự kiện một cách rõ ràng:

"Nô lệ là nguồn của cải lớn nhất của La Mã; vì vậy, sự giải phóng các dân tộc có nghĩa là sự phá sản của nền tài chính

La Mã".

Khi bàn đến pháp luật, Pru-đông quần chúng còn nói như sau: "Dã tâm của La Mã được

hợp pháp hoá trong luật toàn dân (droit des gens)". Phương thức chứng minh pháp luật nô
dịch này hoàn toàn phù hợp với quan điểm pháp luật của người La Mã. Trong bộ luật La Mã
có tính quần chúng, đã ghi rõ: "jure gentium servitus invasit" (Fr.4.D.I.I)

10

1*

Theo Pru-đông phê phán thì "sự sùng bái thần tượng, chế độ nô lệ và tính bạc nhược đã

cấu thành cơ sở của mọi chế độ ở La Mã" - không có chế độ nào ngoại lệ cả. Còn Pru-đông
thật lại nói rằng: "Cơ sở của mọi chế độ ở La Mã trong lĩnh vực tôn giáo là sự sùng bái thần
tượng, trong lĩnh vực sinh hoạt nhà nước là chế độ nô lệ, trong lĩnh vực sinh hoạt tư nhân là
chủ nghĩa hưởng lạc" (theo tiếng Pháp thông thường, nghĩa của từ "épicuerisme" không
giống với nghĩa của từ "mollesse" tức là tính bạc nhược). Trong tình hình ấy của La Mã, Pru-
đông thần bí nói rằng "đã xuất hiện" "thánh chỉ của thượng đế", còn Pru-đông thật theo
thuyết duy lý thì nói rằng đã xuất hiện "vĩ nhân tự xưng là thánh chỉ của thượng đế". Ở Pru-
đông thật, vĩ nhân ấy gọi thầy tu là "rắn độc" (vipères) còn ở Pru-đông phê phán, vĩ nhân ấy
nói ôn hoà hơn và gọi thầy tu là "rắn". Ở Pru-đông thứ nhất, vĩ nhân ấy nói về "luật sư"
["Advokaten"] theo [lối La Mã, ở Pru-đông thứ hai, vĩ nhân ấy nói về "nhà luật học"
"Rechtsgelehrte"] theo lối Đức.

Pru-đông phê phán gọi tinh thần của cách mạng Pháp là tinh thần của mâu thuẫn, rồi thêm

rằng:

"Điều đó đủ khiến người ta tin rằng cái mới, cái đã thay thế cái cũ, chẳng có gì là có phương pháp và được suy nghĩ chín

chắn cả".

Ông ta không thể bỏ qua không nhắc lại một cách máy móc hai phạm trù quen thuộc của

sự phê phán có tính phê phán là "mới" và "cũ". Ông ta không thể bỏ qua được cái yêu cầu vô
nghĩa lý là "cái mới" phải có trên bản thân [an sich] một cái gì có phương pháp và được suy

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.