C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 33

nghĩ chín chắn, chẳng khác gì yêu cầu người ta phải có trên bản thân [an sich] - cứ cho là -
mấy vết nhơ. Còn Pru-đông thật thì nói:

"Điều đó đủ để chứng minh rằng trong bản thân [in sich] nó cái trật tự sự vật ấy, - cái trật tự sự vật thay thế cho trật tự sự

vật cũ, - cái trật tự đã mất phương pháp và sự phản từ".

Say sưa hồi tưởng về cách mạng Pháp, Pru-đông phê phán đã cách mạng hoá tiếng Pháp

đến nỗi đi dịch "un fait physique"

11

1*

thành "sự thực của vật lý học", dịch "un

faitintellectuel"

12

2*

thành "sự thực của trí tuệ". Do cách mạng hoá tiếng Pháp như vậy, Pru-

đông phê phán đã làm cho vật lý học nắm được tất thảy những sự kiện xảy ra trong giới tự
nhiên. Như vậy nếu một mặt ông ta đề cao khoa học tự nhiên lên tận chín tầng mây thì mặt
khác, do phủ nhận trí tuệ trong khoa học tự nhiên, do phân biệt sự thật của trí tuệ với sự thật
của vật lý học, ông ta cũng dìm khoa học tự nhiên xuống chín tầng đất đen. Đồng thời, do
trực tiếp nâng sự thật của đời sống tinh thần lên thành sự thật của trí tuệ, ông ta cũng làm cho
mọi sự tìm tòi thêm nữa về tâm lý học và lô-gích học trở thành vô ích theo một mức độ như
vậy.

Vì Pru-đông phê phán, tức Pru-đông số 1, thậm chí không chịu đoán xem Pru-đông thật,

tức Pru-đông số 2, định dùng phương pháp diễn dịch lịch sử của mình để chứng minh cái gì,
nên đối với ông ta, dĩ nhiên là không có bản thân nội dung của sự diễn dịch đó, tức là không
có việc chứng minh sự biến đổi của quan
niệm về pháp luật và sự thực hiện không ngừng sự công bằng cách phủ định pháp luật thực
tại trong lịch sử.

"Xã hội", - Pru-đông thật viết, - "được cứu vãn bằng cách phủ định nguyên tắc của mình... và bằng cách phá hoại pháp

luật thiêng liêng nhất".

Như vậy Pru-đông thật chứng minh rằng việc phủ định pháp luật La Mã dẫn tới việc mở

rộng khái niệm pháp luật trong quan niệm của đạo Cơ Đốc về luật pháp, rằng việc phủ định
pháp luật của bọn đi chinh phục dẫn tới việc xác lập pháp luật của đoàn thể tự trị, còn việc
cách mạng Pháp phủ định toàn bộ pháp chế phong kiến thì đưa tới việc kiến lập một trật tự
pháp luật hiện đại rộng rãi hơn.

Sự phê phán có tính phê phán quyết không thể thừa nhận rằng vinh dự phát hiện ra quy

luật: nguyên tắc được thực hiện thông qua sự tự phủ định, là thuộc về Pru-đông. Trong khi
đó, tư tưởng mang hình thức tự giác như vậy là một điều khải thị thực sự đối với người Pháp.

BÌNH LUẬN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN SỐ 1

Cũng giống như sự phê phán đầu tiên đối với bất cứ khoa học nào tất nhiên phải chịu sự

chi phối của những tiền đề của bản thân khoa học mà sự phê phán đó phản đối, tác phẩm "Tài
sản là gì?" của Pru-đông là sự phê phán theo quan điểm kinh tế chính trị đối với khoa kinh tế
chính trị. -
Phần nói về pháp luật trong cuốn sách phê phán pháp luật theo quan điểm pháp
luật thì ở đây chúng ta không cần nghiên cứu kỹ, vì mục đích của nó là phê phán khoa học

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.