C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 31

"Chúng ta hãy thử đến gần đối tượng của chúng ta một chút".

Trong khi đó, Pru-đông phi phê phán đã tiến sát đến đối tượng của mình từ lâu và đang thử

đi tới một cái gì chính xác hơn và
tích cực hơn về đối tượng của mình "d'arriver à quelque chose de plus précis et de plus
positif).

Đối với Pru-đông phê phán, "luật là sự quy định điều công bằng", đối với Pru-đông phi phê

phán, luật là "sự tuyên bố" (décleration) điều công bằng. Pru-đông phi phê phán bác bỏ ý
kiến cho rằng luật sáng tạo ra quyền. Còn cách nói: "quy định của luật" vừa có thể nói lên
rằng luật là do cái gì khác quy định vừa có thể nói lên rằng bản thân luật quy định cái gì
khác; trên kia, bản thân Pru-đông phê phán đã bàn về sự quy định của nguyên tắc xã hội theo
ý nghĩa thứ hai này. Song đối với Pru-đông quần chúng, việc tách bạch ra như vậy là không
thích đáng.

Vì giữa Pru-đông bị đặc trưng một cách phê phán và Pru-đông thật đã có một số bất đồng

ý kiến như vậy, cho nên nếu điều mà Pru-đông số 1 tìm cách chứng minh hoàn toàn khác với
điều mà Pru-đông số 2 tìm cách chứng minh thì cũng chẳng có gì là lạ cả.

Pru-đông phê phán

"tìm cách dùng kinh nghiệm lịch sử chứng minh" rằng "nếu như quan niệm của chúng ta về điều công bằng và điều hợp

pháp là sai lầm thì hiển nhiên (tuy hiển nhiên như thế mà ông ta vẫn cho rằng cần phải chứng minh) là mọi sự vận dụng

quan niệm đó vào luật đều nhất định không tốt và mọi thiết chế của chúng ta cũng đều nhất định thiếu sót".

Pru-đông quần chúng không hề muốn chứng minh cái hiển nhiên. Trái lại, ông nói:

"Nếu giả định rằng quan niệm của chúng ta về điều công bằng và điều hợp pháp không được quy định rõ ràng, không

hoàn toàn, thậm chí sai lầm thì hiển nhiên là mọi sự vận dụng quan niệm đó vào việc lập pháp của chúng ta cũng sẽ không

tốt", v.v..

Vậy thì Pru-đông phi phê phán rút cục muốn chứng minh gì?

"Giả thử - ông nói tiếp - những ý kiến của người ta về khái niệm công bằng và về việc vận dụng khái niệm đó không phải

bao giờ cũng y như cũ, giả thử những ý kiến đó có sự biến đổi khác nhau ở những thời đại khác nhau, tóm lại, giả thử trong

tư tưởng có sự tiến bộ thì cái giả thuyết cho rằng sự công bằng đã bị bóp

méo trong quan niệm của chúng ta, do đó cả trong hành động của chúng ta, sẽ được chứng minh bằng sự thực".

Mà vấn đề cũng là ở chỗ chính tính không cố định đó, tính biến đổi đó, sự tiến bộ đó "đã

được lịch sử chứng thực một cách tuyệt diệu". Pru-đông phi phê phán cũng đã dẫn ra những
chứng cớ lịch sử tuyệt diệu ấy. Người giống hệt ông nhưng có tính phê phán, trước kia, đã
dựa vào kinh nghiệm lịch sử để chứng minh một nguyên lý khác hẳn, bây giờ lại miêu tả bản
thân kinh nghiệm ấy một cách khác hẳn.

Ở Pru-đông thật, sự suy vong của đế quốc La Mã đã được những "bậc hiền (les sages)" dự

kiến trước, còn ở Pru-đông phê phán thì lại được những "nhà triết học" dự kiến trước. Đương
nhiên, Pru-đông phê phán cho rằng chỉ có các nhà triết học là những bậc hiền. Theo Pru-đông

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.