Pru-đông phê phán không giải thích tại sao tri thức không đầy đủ về những quy tắc đạo
đức có thể đủ dùng cho sự tiến bộ xã hội, dù chỉ là trong một ngày thôi. Còn Pru-đông thật
thì lúc đầu lại tự đặt vấn đề như sau: phải chăng toàn thể loài người nói chung có thể và tại
sao toàn thể loài người lại có thể lầm lạc lâu dài như vậy? Ông cho rằng vấn đề ấy được giải
đáp như sau: mọi sự sai lầm đều tạo thành những bậc thang của khoa học, thậm chí những
phán đoán không hoàn thiện nhất của chúng ta cũng chứa đựng một số chân lý hoàn toàn đủ
dùng cho một số suy lý quy nạp và cho một lĩnh vực nhất định nào đó của đời sống thực tiễn,
nhưng vượt ra ngoài số đó và lĩnh vực đó thì những chân lý
trên sẽ dẫn tới sự phi lý về lý luận và sẽ dẫn tới sự thất bại trong thực tiễn. Sau khi giải thích
như vậy, Pru-đông có thể nói rằng ngay cả những trí thức không hoàn bị về những quy tắc
đạo đức cũng có thể đủ dùng cho sự tiến bộ xã hội trong một thời gian nào đó.
Pru-đông phê phán nói:
"Nhưng một khi xuất hiện sự cần thiết phải có tri thức mới thì lập tức nổ ra cuộc đấu tranh tàn khốc giữa thiên kiến cũ và
tư tưởng mới".
Song làm sao mà có thể đấu tranh với kẻ thù còn chưa tồn tại? Cần biết rằng tuy Pru-đông
phê phán cũng bảo với chúng ta rằng sự cần thiết phải có tư tưởng mới đã xuất hiện, nhưng
ông ta còn chưa nói rằng bản thân tư tưởng mới đó đã ra đời rồi.
Còn Pru-đông quần chúng thì nói:
"Một khi xuất hiện sự cần thiết phải có tri thức cao hơn thì tri thức đó quyết không tự buộc mình phải chờ đợi". Vậy thì
nó đã tồn tại. "Lúc đó, cuộc đấu tranh bắt đầu".
Pru-đông phê phán quả quyết rằng "sứ mệnh của con người là tiến hành tự giáo dục mình
từng bước một", làm như thế là con người hoàn toàn không có một sứ mệnh nào khác, tức sứ
mệnh làm người, làm như thể là sự tự giáo dục "từng bước một" tất nhiên phải thúc đẩy
chúng ta tiến lên. Tôi có thể đi hết bước này đến bước nọ mà vẫn quay trở về điểm xuất phát
của tôi. Song điều mà Pru-đông phi phê phán bàn đến không phải là "sứ mệnh" của con
người, mà là điều kiện (condition) cần thiết cho con người tiến hành sự giáo dục không phải
là từng bước một (pas à pas) mà là từng giai đoạn một (par degrés). Pru-đông phê phán tự
nhủ rằng:
"Trong những nguyên tắc dùng làm cơ sở cho xã hội, có một nguyên tắc mà xã hội không hiểu được, mà xã hội bóp méo
đi vì dốt nát, và cũng là nguyên nhân của mọi tai hoạ. Tuy vậy, người ta vẫn tôn trọng nguyên tắc ấy, cầu mong nó, nếu
không thì nó chẳng có ảnh hưởng gì cả. Về thực chất, nguyên tắc ấy là chân thực, nhưng
theo quan niệm của chúng ta về nó thì nó là sai lầm, nguyên tắc đó... rút cục là gì?".
Trong câu thứ nhất, Pru-đông phê phán nói rằng nguyên tắc bị xã hội bóp méo và không
hiểu; do đó bản thân nguyên tắc ấy là đúng. Trong câu thứ hai, ông ta lại thừa nhận một lần
nữa rằng về thực chất thì nguyên tắc ấy là chân thực, tuy vậy ông ta vẫn trách xã hội là đã tôn
trọng và cầu mong "nguyên tắc ấy". Trái lại, Pru-đông quần chúng trách xã hội không phải ở
chỗ xã hội tôn trọng nguyên tắc ấy như nó vốn có, mà là ở chỗ xã hội tôn trọng cái nguyên