kinh tế chính trị. - Do đó, bằng cách phê phán khoa kinh tế chính trị, kể cả khoa kinh tế chính
trị theo như Pru-đông hiểu, tác phẩm của Pru-đông sẽ bị vượt qua một cách khoa học. Công
việc đó chỉ có thể làm được khi dựa vào tất cả những cái mà bản thân Pru-đông đã làm, giống
hệt như sự phê phán mà Pru-đông tiến hành, đã lấy sự phê phán của phái trọng nông đối
với học thuyết trọng thương, đã lấy sự phê phán của A-đam Xmít đối với phái trọng nông, đã
lấy sự phê phán của Ri-các-đô đối với A-đam Xmít, cũng như đã lấy tác phẩm của Phu-ri-ê
và Xanh - Xi-mông làm tiền đề.
Mọi nghị luận của khoa kinh tế chính trị đều lấy chế độ tư hữu làm tiền đề. Tiền đề cơ bản
này được khoa kinh tế chính trị coi là sự kiện bất di bất dịch và không được nghiên cứu thêm
tí nào nữa, thậm chí như Xay đã thừa nhận một cách ngây thơ, còn được coi là sự kiện mà
khoa kinh tế chính trị chỉ "ngẫu nhiên" mới đề cập tới. Về cơ sở của khoa kinh tế chính trị,
tức là chế độ tư hữu, Pru-đông đã nghiên cứu một cách có phê phán và hơn nữa lần đầu tiên
nghiên cứu một cách có tính chất quyết định, nghiêm khắc và khoa học. Đây là một tiến bộ
khoa học lớn mà Pru-đông đã thực hiện, - một tiến bộ đã cách mạng hoá khoa kinh tế chính
trị và lần đầu tiên làm cho nó có thể trở thành một khoa học thực sự. Ý nghĩa của tác phẩm
"Tài sản là gì?" của Pru-đông đối với khoa kinh tế chính trị hiện đại cũng giống như ý nghĩa
của tác phẩm "Đẳng cấp thứ ba là gì?" của Xi-ây-ét đối với khoa chính trị hiện đại.
Nếu như bản thân Pru-đông còn chưa coi những hình thức phát triển hơn của chế độ tư hữu
như tiền công, thương nghiệp, giá trị, giá cả, tiền tệ, v.v., là những hình thức của chế độ tư
hữu như trong "Deutsch - Französische Jahrbücher"
16
chẳng hạn (xem "Đại cương phê phán
khoa kinh tế chính trị" của Ph.¨ngghen) - nếu như ông không làm như thế mà lại dùng những
tiền đề kinh tế chính trị ấy để bác bỏ các nhà kinh tế học thì điều đó cũng hoàn toàn phù hợp
với quan điểm đã nói trên kia của ông, một quan điểm xét về mặt lịch sử là có thể tha thứ
được.
Cái khoa kinh tế chính trị coi quan hệ tư hữu là quan hệ hợp với tính người và hợp lý, thì
không ngừng rơi vào chỗ mâu thuẫn với tiền đề cơ bản của mình, tức là chế độ tư hữu, đó là
một mâu
thuẫn giống như mâu thuẫn nhà thần học vấp phải khi thường xuyên dùng phương thức của
con người để giải thích quan niệm tôn giáo, do đó luôn luôn đi ngược lại tiền đề cơ bản của
mình, tức là tính siêu nhân của tôn giáo. Ví dụ trong khoa kinh tế chính trị thì lúc đầu tiền
công là phần sản phẩm tương xứng trả cho lao động. Tiền công và lợi nhuận của tư bản cùng
ở trong một mối quan hệ hữu hảo nhất với nhau, ưu đãi nhau nhất, dường như hợp tính người
nhất. Về sau mới phát hiện ra rằng quan hệ giữa chúng là thù địch nhất, rằng tiền công ở
trong quan hệ ngược với lợi nhuận của tư bản. Ban đầu, giá trị xem chừng như được xác định
rất hợp lý: nó do chi phí sản xuất của vật phẩm và công dụng xã hội của vật phẩm xác định.
Về sau mới phát hiện ra rằng giá trị được xác định một cách hoàn toàn ngẫu nhiên, nó chẳng
có quan hệ gì với chi phí sản xuất cũng như với công dụng xã hội cả. Số lượng tiền công lúc
đầu được xác định như là kết quả của sự thoả thuận tự do giữa công nhân tự do và nhà tư bản