"Như vậy" - ông Ét-ga tiếp tục nói ngay sau khi dịch những đặc trưng - "Pru-đông đã phát hiện ra một cái tuyệt đối trong
lịch sử, một cơ sở vĩnh viễn, một vị thần dìu dắt loài người. Vị thần đó là sự công bằng".
Tác phẩm của Pru-đông viết năm 1840, bằng tiếng Pháp, không đứng trên quan điểm của
sự phát triển của nước Đức năm 1844 . Đó chính là quan điểm của Pru-đông mà nhiều tác giả
Pháp đối lập hẳn với ông cũng đồng tình, nó là một phương tiện giúp cho sự phê phán có tính
phê phán có thể dùng một nét bút mà nói lên đặc trưng của những quan điểm trái hẳn nhau.
Ngoài ra, chỉ cần triệt để tuân theo quy luật mà bản thân Pru-đông nêu lên tức quy luật về sự
công bằng được thực hiện thông qua sự phủ định bản thân nó, là đủ để thoát khỏi cái tuyệt
đối ấy trong lịch sử. Nếu như Pru-đông không rút ra được kết luận triệt để ấy thì đó là do cái
tình hình đáng buồn là ông ta sinh ra là người Pháp chứ không phải là người Đức.
Đối với ông Ét-ga thì Pru-đông với cái tuyệt đối của ông trong lịch sử, với lòng tin của ông
vào sự công bằng, đã trở thành đối tượng thần học, và hiện nay sự phê phán có tính phê phán,
vốn là sự phê phán thần học ex professo
1*
, có thể bàn về Pru-đông để nhân đó mà có khả
năng trổ tài tấn công những "quan niệm tôn giáo".
"Đặc điểm của mỗi quan niệm tôn giáo là ở chỗ nó nêu lên thành tín điều, cái tình hình trong đó giữa hai mặt đối lập thì
cuối cùng bao giờ cũng có một mặt trở thành mặt chiến thắng và chân lý duy nhất".
Chúng ta sẽ thấy rằng sự phê phán có tính phê phán, có tính tôn giáo, nêu lên thành tín
điều, cái tình hình trong đó giữa hai mặt đối lập thì cuối cùng sẽ có một mặt, tức "sự phê
phán" coi là chân lý duy nhất, sẽ chiến thắng mặt đối lập kia, - tức "quần chúng". Song Pru-
đông lại coi sự công bằng có tính quần chúng là cái tuyệt đối, là vị thần của lịch sử, nên đã
mắc một điều không công bằng hơn là sự phê phán công bằng, kẻ đã giữ lấy cho mình một
cách hết sức rõ ràng vai trò của cái tuyệt đối ấy, của vị thần của lịch sử ấy.
BÌNH LUẬN CÓ TÍNH PHÊ PHÁN SỐ 2
"Sự thực về sự khốn cùng, về sự nghèo khổ làm cho Pru-đông rút ra một số luận điểm phiến diện: ông thấy sự thực ấy là
một cái gì mâu thuẫn với bình đẳng và công bằng; ông thấy sự thực ấy là vũ khí của mình. Như vậy, đối với ông, sự thực ấy
trở thành tuyệt đối và hợp lý, còn như sự thực về sự tồn tại của chế độ tư hữu thì trở thành không hợp lý".
Sự yên tĩnh của nhận thức bảo chúng ta rằng Pru-đông thấy sự thực về sự nghèo khổ là
một cái gì mâu thuẫn với công bằng, do đó, ông cho rằng sự thực ấy là không hợp lý, nhưng
ở đây sự yên tĩnh của nhận thức chưa kịp nghỉ đã vội vàng tuyên bố rằng đối với Pru-đông,
sự thực ấy trở thành tuyệt đối và hợp lý.
Khoa kinh tế chính trị từ trước đến nay xuất phát từ sự giàu có mà dường như sự vận động
của chế độ tư hữu đã đem lại cho nhân dân, đã đi đến chỗ biện hộ cho chế độ tư hữu. Pru-
đông xuất phát từ sự thực trái ngược bị che giấu một cách nguỵ biện trong khoa kinh tế chính
trị, xuất phát từ sự thực về sự nghèo khổ do sự vận động của chế độ tư hữu gây ra, đã đi tới