những kết luận phủ định chế độ tư hữu. Sự phê phán đầu tiên đối với chế độ tư hữu thì dĩ
nhiên là xuất phát từ sự thực là bản chất của chế độ tư hữu đầy rẫy mâu thuẫn biểu hiện ra
dưới hình thức rõ ràng nhất, nổi bật nhất và trực tiếp khiến người ta căm phẫn nhất, tức là
xuất phát từ sự thực về sự bần cùng, nghèo khổ.
"Trái lại, sự phê phán đem gộp hai sự thực là sự nghèo nàn và tài sản làm một; nó phát hiện mối liên hệ nội tại giữa
chúng với nhau, biến chúng thành một chỉnh thể và hỏi bản thân cái chỉnh thể đó rằng tiền đề tồn tại của nó là gì".
Sự phê phán cho tới nay vẫn chưa hiểu một tí gì về các sự thực về tài sản và bần cùng,
"trái lại" đem đối lập sự việc mà nó chỉ có thể làm được trong tưởng tượng của bản thân nó
với sự việc thực tế của Pru-đông. Nó đem gộp hai sự thực làm một, và biến hai cái thành một
sự thực duy nhất rồi phát hiện ra là có sự liên hệ nội tại giữa hai cái. Sự phê phán không thể
phủ nhận rằng ngay Pru-đông cũng thừa nhận có mối liên hệ nội tại giữa hai sự thực là sự
nghèo nàn và tài sản tư hữu, và chính do có mối liên hệ nội tại đó mà ông yêu cầu xóa bỏ tài
sản để tiêu diệt sự nghèo nàn. Pru-đông thậm chí còn làm nhiều hơn nữa. Ông chỉ rõ tường
tận sự vận động của tư bản đã gây ra sự khốn cùng như thế nào. Trái lại, sự phê phán có tính
phê phán không thèm quan tâm đến điều nhỏ nhặt đó. Nó đã phát hiện ra rằng sự nghèo nàn
và tài sản tư hữu là hai cái đối lập nhau, - đấy quả là một sự phát hiện khá phổ biến. Nó biến
sự nghèo nàn và sự giàu có thành một chỉnh thể và "hỏi bản thân chỉnh thể ấy rằng tiền đề
tồn tại của nó là gì", một câu hỏi thừa vì bản thân sự phê phán vừa mới sáng tạo ra "bản thân
chỉnh thể" ấy, và do đó, bản thân sự sáng tạo đó của sự phê phán cũng là tiền đề của sự tồn
tại của chỉnh thể ấy.
Hỏi "bản thân chỉnh thể" về tiền đề tồn tại của nó, như vậy là sự phê phán có tính phê phán
đã dùng phương thức thực sự thần học để tìm những tiền đề ấy ở bên ngoài "chỉnh thể" ấy.
Tư biện phê phán vận động bên ngoài đối tượng mà nó dường như đang nghiên cứu. Trong
khi toàn bộ sự đối lập ấy giữa giàu và nghèo không phải là gì khác hơn là sự vận động của
hai mặt của nó, trong khi tiền đề tồn tại của chỉnh thể nằm trong bản tính của hai mặt ấy thì
bản thân sự phê phán có tính phê phán lại lẩn tránh không nghiên cứu sự vận động hiện thực
hình thành chỉnh thể ấy, để tạo cơ hội cho mình nói rằng với tư cách là sự yên
tĩnh của nhận thức, mình cao hơn cả hai mặt đối lập ấy, rằng chỉ có hoạt động của mình đã
sáng tạo ra "bản thân chỉnh thể", mới tiêu diệt được sự trừu tượng mà mình sáng tạo ra.
Giai cấp vô sản và sự giàu có là hai mặt đối lập. Với tính cách như vậy, chúng hợp thành
một chỉnh thể thống nhất nào đó. Cả hai đều là sản phẩm của thế giới chế độ tư hữu. Toàn bộ
vấn đề là ở chỗ mỗi yếu tố trong hai yếu tố đó chiếm một địa vị xác định như thế nào trong
sự đối lập. Chỉ tuyên bố rằng chúng là hai mặt của một chỉnh thể thống nhất thì chưa đủ.
Là chế độ tư hữu, là sự giàu có, chế độ tư hữu không thể không duy trì sự tồn tại của bản
thân nó, do đó cũng không thể không duy trì sự tồn tại của mặt đối lập của nó là giai cấp vô
sản. Đấy là mặt khẳng định của sự đối lập, là chế độ tư hữu được thoả mãn trong bản thân
mình.