C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 35

tự do. Về sau mới phát hiện ra rằng công nhân buộc phải đồng ý tiền công mà nhà tư bản quy
định, còn nhà tư bản buộc phải duy trì tiền công ở mức thấp nhất có thể được. Cưỡng bức đã
thay thế cho tự do của hai bên ký giao kèo. Tình hình cũng như vậy trong thương nghiệp và
trong tất cả các quan hệ kinh tế khác. Có khi bản thân các nhà kinh tế học cũng cảm thấy
những mâu thuẫn đó, và việc vạch ra những mâu thuẫn đó trở thành nội dung chủ yếu của
cuộc đấu tranh giữa họ với nhau. Nhưng trong trường hợp những mâu thuẫn ấy được các nhà
kinh tế học nhận thức được bằng cách này hay cách khác thì bản thân họ cũng công kích chế
độ tư hữu
biểu hiện dưới một hình thức riêng biệt nào đó và công kích những hình thức riêng
biệt đó của chế độ tư hữu là đã nguỵ tạo tiền công vốn và hợp lý (hợp lý theo quan niệm của
họ), giá trị vốn là hợp lý, thương nghiệp vốn là hợp lý. Chẳng hạn, có khi A-đam Xmít công
kích các nhà tư bản, Đe-xtút đơ Tơ-ra-xi công kích các chủ ngân hàng, Xi-môn-đơ đơ Xi-
xmôn-đi công kích
chế độ công xưởng, Ri-các-đô công kích chế độ sở hữu ruộng đất, hầu hết các nhà kinh tế
học cận đại đều công kích các nhà tư bản phi công nghiệp, mà thông qua những nhà tư bản
này, tư hữu chỉ thể hiện với tư cách là người tiêu dùng.

Cho nên các nhà kinh tế học có khi bảo vệ một cách ngoại lệ cái bề ngoài hợp tính người

của những quan hệ kinh tế - nhất là khi họ công kích một sự lạm dụng riêng biệt nào đó -
nhưng thường thường họ nắm lấy những quan hệ ấy chính là từ mặt khác nhau rõ rệt của
chúng với tính người, từ ý nghĩa kinh tế chặt chẽ của chúng. Không tự giác về mâu thuẫn đó
và ngả nghiêng hết bên này đến bên kia, họ không thoát khỏi mâu thuẫn đó.

Pru-đông vĩnh viễn chấm dứt tình trạng không tự giác đó. Ông đối xử một cách nghiêm

chỉnh với cái bề ngoài hợp tính người của những quan hệ kinh tế và đem đối lập nó một cách
dứt khoát với hiện thực phản nhân tính của những quan hệ kinh tế. Ông buộc những quan hệ
ấy phải, trong hiện thực, phù hợp với quan niệm của chúng về bản thân mình, hay nói cho
đúng hơn, ông buộc những quan hệ ấy phải từ bỏ cái quan niệm đó về bản thân chúng và
thừa nhận rằng chúng thực sự trái với tính người. Vì vậy, Pru-đông mô tả một cách hết sức
thấu triệt không phải một hình thức cá biệt nào đó của chế độ tư hữu như các nhà kinh tế học
khác đã làm, mà mô tả toàn bộ chế độ tư hữu thành nhân tố nguỵ tạo mối quan hệ kinh tế.
Ông đã làm tất cả những điều mà việc phê phán khoa kinh tế chính trị có thể làm được mà
vẫn đứng trên quan điểm kinh tế chính trị.

Dĩ nhiên là ông Ét-ga, người muốn nói lên đặc trưng của quan điểm của tác phẩm "Tài sản

là gì?" không mảy may bàn đến khoa kinh tế chính trị, cũng không mảy may bàn đến đặc
điểm vốn có của tác phẩm của Pru-đông, cái đặc điểm biểu hiện ra chính là ở chỗ vấn đề thực
chất của chế độ tư hữu
được đặt ra ở đấy như một vấn đề cơ bản của khoa kinh tế chính trị
và luật học. Sự phê
phán có tính phê phán coi tất cẩ những điều đó đều là hiển nhiên rồi. Bằng cách phủ định chế
độ tư hữu - sự phê phán nói - Pru-đông chẳng phát hiện được cái gì mới cả. Ông chỉ tiết lộ
cái bí mật mà sự phê phán có tính phê phán lờ tịt đi mà thôi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.