C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 26

Ở đây, sự phê phán có tính phê phán không những chỉ đấu tranh chống tình yêu mà còn

đấu tranh chống tất cả những cái có sự sống, tất cả những cái trực tiếp, mọi kinh nghiệm cảm
tính, mọi kinh nghiệm thực tế nói chung, tức là những kinh nghiệm mà chúng ta không bao
giờ biết trước được chúng "từ đâu đến" và "đi đâu".

Thông qua sự khắc phục tình yêu, ông Ét-ga hoàn toàn khẳng định bản thân mình là "sự

yên tĩnh của nhận thức". Tiếp đó, ông ta lại lập tức thông qua Pru-đông để tỏ rõ kỳ tài to lớn
của mình về nhận thức - đối với nhận thức này "đối tượng" không còn là
"cái khách thể bên ngoài này" nữa - và nhân tiện cũng tỏ rõ sự không ưa thích nhiều hơn của
mình đối với tiếng Pháp.

4) PRU-ĐÔNG

Theo lời của sự phê phán có tính phê phán, tác phẩm "Tài sản là gì"

14

không phải do bản

thân Pru-đông mà là do "quan điểm của Pru-đông" viết ra:

"Tôi bắt đầu sự trình bày của tôi về quan điểm của Pru-đông từ những nhận định về tác phẩm của nó" (quan điểm): ""Tài

sản là gì?""

Vì chỉ có bản thân tác phẩm của quan điểm phê phán mới có đặc trưng, nên sự nhận định

có tính phê phán tất nhiên bắt đầu từ chỗ gán cho tác phẩm của Pru-đông một đặc trưng. Cái
cách mà Ét-ga dùng để gán đặc trưng cho tác phẩm ấy là dịch nó. Dĩ nhiên là ông ta gán cho
nó đặc trưng xấu vì ông ta biến nó thành đối tượng của "sự phê phán".

Như vậy, tác phẩm của Pru-đông bị ông Ét-ga công kích theo hai cách: công kích ngầm

bằng cách dịch nó ra một cách đặc trưng và công kích công khai bằng cách bình luận nó một
cách phê phán. Chúng ta sẽ thấy rằng khi dịch, ông Ét-ga tỏ ra hiểm độc hơn khi bình luận.

DỊCH MỘT CÁCH ĐẶC TRƯNG SỐ 1

"Tôi không mong muốn" (Pru-đông bị dịch một cách phê phán nói) "đưa ra bất cứ một hệ thống nào đó của cái mới, tôi

không mong muốn gì hết ngoài việc xoá bỏ đặc quyền, tiêu diệt sự nô dịch... Sự công bằng, không có gì khác ngoài sự công

bằng, đấy là chủ trương của tôi".

Pru-đông bị đặc trưng chỉ hạn chế ở sự mong muốn và chủ trương, vì "sự mong muốn

lương thiện" và "chủ trương" phi khoa học là đặc tính của quần chúng phi phê phán. Pru-
đông bị đặc trưng có đặc điểm là tính tình nhún nhường thích hợp với quần
chúng và ông ta làm cho cái mà ông mong muốn phải phục tùng cái mà ông không mong
muốn. Ông không dám mong muốn đưa ra một hệ thống nào đó của cái mới, ông có một
mong muốn nhỏ mọn, thậm chí chẳng mong muốn gì hết ngoài việc xoá bỏ đặc quyền, v.v..
Ngoài việc làm cho sự mong muốn đã có của mình phải phụ thuộc một cách phê phán vào sự
mong muốn mà mình không có, lời nói đầu tiên của ông ta để lộ ngay lập tức một khuyết
điểm đặc trưng về lô-gích. Một tác giả mới thoạt đầu đã thanh minh trong cuốn sách của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.