C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 24

cũng chẳng khác nhau mấy tí. Ông Ét-ga biến tình yêu thành "thần", hơn nữa thành "hung
thần", bằng cách biến người đi yêu, biến tình yêu của con người, thành con người của tình
yêu
, - bằng cách tách "tình yêu", coi là một bản chất đặt biệt, khỏi con người và đem lại cho
tình yêu với tính cách là tình yêu một sự tồn tại độc lập. Thông qua quá trình giản đơn như
vậy, thông qua sự biến đổi tân từ thành chủ từ như vậy thì có thể cải tạo một cách phê phán
mọi quy định và biểu hiện vốn có của con người thành những quái vật cá biệtsự tự tha
hoá của bản chất
con người. Chẳng hạn, sự phê phán có tính phê phán biến sự phê phán, coi
là tân từ và hoạt động của con người, thành chủ từ đặc biệt, thành sự phê phán chĩa vào chính
bản thân mình, do đó thành sự phê phán có tính phê phán, tức là thành "Mô-lốc" - mà sự
sùng bái Mô-lốc là sự tự hy sinh, ở sự tự sát của con người, nhất là của năng lực tư duy của
con người.

"Đối tượng" - sự yên tĩnh của nhận thức kêu lên như vậy - "đối tượng là một từ thích đáng bởi chưng đối với người đi

yêu thì người được yêu" (không có giống cái) "chỉ quan trọng với tính cách là cái khách thể bên ngoài mà anh ta say mê với

tính cách là khách thể, trong đó anh ta muốn tìm thấy sự thoả mãn cho dục vọng ích kỷ của mình".

Đối tượng! Đáng sợ thay! Không có gì đáng ghét hơn, thô tục

hơn và có tính quần chúng hơn là đối tượng, - đả đảo đối tượng! Làm thế nào mà tính chủ
quan tuyệt đối, actus purus

4

1*

, sự phê phán "thuần tuý" có thể không coi tình yêu là bête

noire

5

2*

, là hiện thân của quỷ Xa-tăng, cái tình yêu nó lần đầu tiên thực sự dạy người ta tin

vào thế giới đối tượng ở bên ngoài bản thân, nó không những biến con người thành đối tượng
mà còn biến đối tượng thành con người!

Sự yên tĩnh của nhận thức phát khùng lên nói tiếp: tình yêu không yên tâm ngay cả về chỗ

đã biến một con người thành phạm trù "khách thể" đối với người khác; nó còn biến anh ta
thành một khách thế hiện thực, nhất định, thành cái khách thể bên ngoài có tính chất cá nhân
xấu này (xem "Hiện tượng học" của Hê-ghen

12

nói về hai phạm trù "Cái này" và "Cái kia",

một cuốn sách trong đó cũng đã tranh luận chống lại "Cái này" xấu) cái khách thể tồn tại
không những chỉ bên trong, ẩn giấu trong đầu óc mà còn có thể sờ mó được.

"Tình yêu

Không phải chỉ bị giam hãm trong đầu óc"

Không, người được yêu là đối tượng cảm tính. Mà sự phê phán có tính phê phán, nếu buộc

phải hạ mình xuống thừa nhận một đối tượng nào đó, thì ít ra cũng sẽ yêu cầu đối tượng phải
là một đối tượng phi cảm tính. Thế nhưng tình yêu lại là nhà duy vật phi phê phán và phi Cơ
Đốc giáo.

Sau hết, tình yêu tìm cách thậm chí biến một con người thành "cái khách thể bên ngoài ấy

của sự say đắm" của một người khác, thành khách thể thoả mãn dục vọng ích kỷ của một
người khác,
ích kỷ vì nó muốn tìm thấy bản chất của chính mình ở người khác, mà điều đó thì không nên.
Sự phê phán có tính phê phán không mảy may có tính ích kỷ đến mức có thể tìm thấy đầy đủ

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.