là người đầu tiên đã căn cứ vào những nguyên tắc khoa học để làm đồ gốm đã thúc đẩy phát
triển thẩm mỹ nghệ thuật và đã xây dựng những xưởng sản xuất đồ gốm (potteries) ở Bắc
Xtáp-phoóc-sia, một khu rộng 8x8 dặm Anh, trước kia cằn cỗi, hoang vu, thì ngày nay đầy
công xưởng và nhà ở và nuôi sống hơn 6 vạn người.
Tất cả đều bị cuộn hẳn vào dòng thác chung ấy. Nông nghiệp cũng đã có chuyển biến.
Không phải chỉ là sự chiếm hữu và canh tác đất đai đã chuyển vào tay người khác như chúng
ta đã thấy ở trên, nông nghiệp còn bị ảnh hưởng về mặt khác nữa. Các tá điền lớn bỏ vốn vào
việc cải tạo chất đất, phá những rào dậu không cần thiết, chống úng, bón phân, dùng những
công cụ tốt hơn và áp dụng chế độ luân canh có hệ thống (cropping by rotantion). Họ cũng
nhờ vào sự tiến bộ của khoa học; ông H.Đê-vi
đã thành công trong việc áp dụng hoá học vào nông nghiệp, còn sự phát triển của kỹ thuật thì
đã mang lại cho các tá điền lớn rất nhiều thuận lợi. Thêm vào đó, do tăng dân số, nhu cầu về
nông phẩm cũng tăng nhanh đến nỗi mặc dầu từ năm 1760 đến hết năm 1834, có 6 840 450
a-cơ-rơ đất hoang đã được khai khẩn, thế mà nước Anh trước kia vẫn xuất khẩu lúa mì bây
giờ phải nhập khẩu lúa mì.
Về mặt kiến thiết các đường giao thông cũng có hoạt động khẩn trương như vậy. Từ năm
1818 đến hết năm 1829, ở Anh và Oen-xơ đã xây đắp một nghìn dặm Anh đường lát theo
quy cách nhất định là rộng 60 phút, và hầu hết các đường lát cũ đều được sửa chữa lại theo
hệ thống Mác A-đam. Ở Xcốt-len, ngành công trình công cộng đã xây đắp từ 1803 khoảng
chín trăm dặm Anh đường lát và hơn một nghìn chiếc cầu, nhờ đó mà nhân dân miền núi
Xcốt-len lập tức được tiếp xúc với văn minh. Trước kia dân miền núi phần lớn làm nghề săn
bắn trộm hoặc buôn lậu; bây giờ họ trở thành những nhà nông hoặc thợ thủ công cần cù, và
mặc dầu người ta đã lập ra những trường hợp riêng để bảo tồn ngôn ngữ Gô-loa, nhưng do
ảnh hưởng của văn minh Anh, phong tục và ngôn ngữ Gô-loa-Xen-tơ cũng nhanh chóng biến
mất. Ở Ai-rơ-len cũng vậy. Trước kia giữa các tỉnh Coóc, Li-mơ-rích và Cơ-ri là một vùng
đất hoang vu, không có đường xe đi, vì hiểm trở nên đã trở thành sào huyệt của mọi kẻ bất
lương và thành luỹ của dân tộc Xen-tơ - Ai-rơ-len ở miền Nam Ai-rơ-len; ngày nay người ta
đã xẻ những đường ngang dọc và đã mở đường cho văn minh xâm nhập vào vùng hoang
vắng ấy. Toàn Đại Bri-ten, và đặc biệt nước Anh, cách đây sáu mươi năm còn có những
đường sá cũng xấu như đường sá nước Pháp hoặc nước Đức hồi đó, ngày nay đã có một
mạng lưới đường lát đẹp đẽ nhất; và tất cả những con đường này cũng như hầu hết mọi cái ở
Anh, đều là công trình của các nhà kinh doanh tư nhân, bởi vì nhà nước không làm hoặc hầu
như không làm gì để đóng góp vào đó.
Trước năm 1755, nước Anh hầu như không có kênh đào. Năm 1755, ở Lan-kê-sia đào con
kênh từ Xên-ki Brúc đến Xanh Hê-len; năm 1759, Giêm-xơ Brin-dli đào con kênh lớn đầu
tiên, tức kênh quận công Brít-giơ-oa-tơ, chạy từ Man-se-xtơ và các mỏ than xung quanh đến
cửa sông Mớc-xây, kênh này đến gần Bác-tơn thì vượt qua sông E-ru-en bằng một cái máng
dẫn nước. Từ đó hệ thống kênh đào của nước Anh bắt đầu được kiến thiết, mà Brin-đli là