C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 240

giữa các nhà mới vào được, ở đây tồi tàn bẩn thỉu quá sức tưởng tượng; ở đây hầu như không
thấy có cửa sổ nào có kính còn nguyên vẹn, tường lở từng mảng; khung cửa lớn và khung
cửa sổ đều hỏng cả, không giữ nổi cửa; cánh cửa ra vào dùng ván cũ ghép thành hoặc là đã
mất hẳn, mà ở trong khu phố rất nhiều kẻ cắp này, người ta cũng chả cần có cửa, vì chẳng có
gì để cho kẻ cắp lấy cả. Xung quanh, chỗ nào cũng có những đống rác rưởi, tro bụi và nước
bẩn đổ hắt ra cửa đọng lại thành những vũng hôi thối. Đấy là nơi ăn chốn ở của những người
nghèo nhất trong những người nghèo, những người lao động ít lương nhất, họ sống lẫn lộn
với kẻ cắp, với bọn bịp bợm, với những nạn nhân của tệ bán dâm. Trong đó phần đông là
người Ai-rơ-len hoặc là con cháu của người Ai-rơ-len, và ngay cả những ai còn chưa bị cuốn
vào xoáy nước truỵ lạc tinh thần bao trùm quanh mình, thì ngày càng sa ngã hơn và ngày
càng mất dần sức chống lại ảnh hưởng truỵ lạc của nghèo đói, của bẩn thỉu và của môi
trường ghê tởm.

Nhưng Xanh Gin không phải là khu nhà ổ chuột duy nhất ở Luân Đôn. Trong đám phố xá

như mắc cửi ấy, có hàng trăm hàng nghìn ngõ ngách và đường hẻm, nhà cửa ở đó còn quá tồi
đối với những ai còn có thể bỏ ra ít tiền để thuê một chỗ đáng cho con người ở hơn; những
nơi trú ngụ của người nghèo khó cùng cực ấy thường thấy ở ngay gần những ngôi nhà lộng
lẫy của kẻ giàu. Chẳng hạn như gần đây nhân dịp điều tra về một xác chết, một khu phố ngay
gần công viên Poóc-man, nơi ở của những người rất đứng đắn, đã được miêu tả là nơi trú ngụ
của "một đám người Ai-rơ-len bị nghèo khổ và bẩn thỉu làm cho truỵ lạc". Trong những phố
như Lông A-crơ, v.v., tuy không phải là hoa lệ gì nhưng cũng tương đối tươm tất, người ta
thấy rất nhiều nhà hầm, từ đấy thường thấy những hình bóng trẻ con ốm yếu và những người
đàn bà gần như chết đói, quần áo rách rưới bò ra ngoài sưởi nắng. Sát ngay cạnh rạp hát Đru-
ri-lên, rạp hát đứng hàng thứ hai của Luân Đôn, là mấy khu phố thuộc loại tồi tệ nhất của
thành phố:
phố Sác-lơ, phố Kinh, phố Pác-cơ. Các ngôi nhà ở đó từ dưới hầm lên đến tận mái cũng
đều do các gia đình nghèo ở. Trong các khu Xanh Giôn Xanh Mác-ga-rét ở Oét-min-xtơ,
theo tài liệu trong tập san của Hội thống kê, năm 1840 có 5368 gia đình lao động trú trong
5294 căn nhà, nếu có thể gọi là "căn nhà" được; đàn ông, đàn bà, trẻ con, cộng tất cả là
26830 người, nhốt vào đó, không phân biệt già trẻ nam nữ; ba phần tư những gia đình ấy chỉ
có một phòng. Cũng theo nguồn tài liệu ấy, trong giáo khu quý tộc Xanh-Gioóc ở công viên
Ha-nô-vơ, 1465 gia đình lao động gồm gần 6000 người, cũng ở trong những điều kiện tương
tự; và ở đây cũng vậy, trên hai phần ba trong số gia đình ấy sống chen chúc mỗi gia đình
trong một phòng độc nhất. Vậy mà những kẻ nghèo bất hạnh ấy, nhà cửa xơ xác đến nỗi kẻ
cắp không còn tìm thấy cái gì để lấy, còn bị các giai cấp có của bóc lột dưới sự che chở của
luật pháp! Trong khu Đru-ri-lên vừa nói trên, những ngôi nhà đáng ghê tởm ấy phải trả tiền
thuê như sau: hai phòng ở tầng hầm giá 3 si-linh (1 ta-le) một tuần, một phòng ở tầng thứ
nhất giá 4 si-linh; ở tầng hai giá 4 si-linh rưỡi, ở tầng ba giá 4 si-linh; buồng sát mái nhà giá 3
si-linh. Như vậy chỉ riêng những con người đói khát ở phố Sác-lơ đã trả cho các chủ nhà một

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.