C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 242

nhà, thì thấy bà ta với sáu trong số những đứa con của bà chen chúc trong một căn buồng xép
nhỏ, không có đồ đạc gì ngoài hai ghế mây thủng, một cái bàn con gãy hai chân, một cái bát
sứt và một cái bát chiết yêu con. Trong lò sưởi không một đốm lửa và ở một góc nhà, một
đống giẻ rách cơ hồ chỉ xếp đủ trong một vạt áo đàn bà, nhưng đó lại là giường đệm cho cả
gia đình. Họ đắp bằng số quần áo rất ít ỏi của họ. Người đàn bà đáng thương ấy kể lại với
quan toà rằng năm ngoái bà ta đã phải bán giường để có cái ăn; bà đã đem gán chăn đệm cho
cửa hàng thực phẩm để lấy một ít đồ ăn và tóm lại là bà đã phải bán ráo cả để chỉ kiếm bánh
ăn cho gia đình. Quan toà đã cấp cho bà một số tiền khá lớn lấy trong quỹ cứu tế.

Tháng Hai 1844, người ta yêu cầu quan toà toà án vi cảnh phố Mác-bơ-rô giúp đỡ bà Tê-

re-dơ Bi-sốp, một người đàn bà goá 60 tuổi, và con gái bà ta 26 tuổi đang ốm. Họ ở số 5 phố
Brao, công viên Grô-vơ-no, trong một căn buồng xếp nhỏ chỉ bằng một cái tủ, không có tí đồ
đạc nào. Ở một góc có một ít giẻ rách, hai mẹ con nằm ngủ trên đó, một cái hòm vừa làm bàn
vừa làm ghế. Người mẹ đi dọn dẹp thuê kiếm được tí chút. Theo lời người chủ nhà, hai mẹ
con sống như vậy từ tháng Năm 1843, dần dần bán hoặc gán mọi thứ còn lại, vậy mà cũng
không bao giờ trả được tiền nhà. Quan toà trích quỹ cứu tế cấp cho gia đình bà ta một p.xt.

Tôi không hề có ý nói rằng tất cả những người lao động ở Luân Đôn đều sống cùng cực

như ba gia đình vừa nói trên. Tôi biết rõ rằng nơi nào mà một người hoàn toàn bị xã hội chà
đạp thì có mười người sống khá hơn chút ít. Nhưng tôi khẳng định rằng hàng

nghìn gia đình lương thiện và cần cù, lương thiện và đáng kính hơn tất cả những người giàu
có ở Luân Đôn gộp lại, đang ở trong cái tình trạng không xứng đáng với con người như vậy,
và mỗi người vô sản, không trừ một ai, đều có thể gặp số phận như vậy mà không phải là lỗi
tại họ và mặc dù họ đã hết sức cố gắng để tránh.

Nhưng dù sao, những người có một chỗ trú chân vô luận là thế nào chăng nữa, cũng còn

sung sướng hơn so với những kẻ hoàn toàn không có nhà cửa gì cả. Ở Luân Đôn, hàng ngày
có năm vạn người buổi sáng thức dậy mà không biết đêm sau mình sẽ ngủ nơi đâu. Trong số
đó, may mắn nhất là những người ngày hôm đó kiếm được vài xu, họ đến một trong những
cái gọi là nhà trọ (lodging-house) có rất nhiều trong tất cả các thành phố lớn, và có thể trả
tiền để được một chỗ trú chân. Nhưng chỗ trú chân như thế nào! Ngôi nhà, từ trên xuống
dưới, toàn là giường, trong một phòng có đến bốn, năm, sáu giường, nhét được bao nhiêu thì
nhét. Trên mỗi giường cũng nhét được bao nhiêu người thì nhét: bốn, năm, sáu người - lẫn
lộn cả người ốm với người khoẻ, người già với người trẻ, đàn ông với đàn bà, người say với
người tỉnh. Thế rồi xảy ra các vụ cãi cọ, đấm đá, đánh nhau bị thương, nhưng khi những
người nằm chung giường đó ăn ý nhau thì lại càng tệ hơn: họ bàn chuyện cùng nhau đi trộm
cướp hoặc làm những việc mà không thể dùng ngôn ngữ loài người của chúng ta để hình
dung được tính chất thú vật của những việc đó. Còn những người ngay một chỗ trú chân như
thế cũng không có tiền để thuê được thì sao? Thì chỗ nào ngủ được là họ nằm: trong những
lối đi, dưới gầm cầu, hoặc ở xó xỉnh nào mà cảnh sát hoặc chủ nhà không xua đuổi. Một số
may mắn tìm được chỗ trong những trú xá do sự nghiệp từ thiện tư nhân lập nên, ở đôi nơi,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.