C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 241

số tiền hàng năm là 2000 pao xtéc-linh (14000 ta-le) và 5366 gia đình nói trên ở Oét-min-xtơ
hàng năm trả một số tiền bằng 40 000 pao xtéc-linh (270 000 ta-le) tiền thuê nhà.

Nhưng khu lao động lớn nhất là ở Oai-tơ-sa-pênBét-nan Grin, phía đông Tao-ơ, nơi

tập trung phần lớn người lao động ở Luân Đôn. Ta hãy nghe ông G. Ôn-xtơn, mục sư của nhà
thờ Xanh Phi-líp, ở Bét-nan Grin, nói về tình hình trong giáo khu của ông:

"Giáo khu gồm có 1400 ngôi nhà với 2795 gia đình, khoảng 12000 người. Số dân đông đúc ấy sống trong một khoảng

không gian tổng cộng không đầy 400 i-ác (1200 phút) vuông, và tình hình chen chúc đến mức nhiều khi một người với vợ,

bốn năm đứa con và có khi cả cha và mẹ già, làm việc, ăn và ngủ trong một căn phòng độc nhất từ 10 đến 12 phút vuông.

Tôi nghĩ rằng chừng nào đức giám mục Luân Đôn

còn chưa kêu gọi công chúng chú ý đến cái giáo khu vô cùng nghèo khổ ấy thì ở phía tây thành phố người ta cũng không

hiểu biết gì về các giáo khu này hơn là về những người dã man ở Ô-xtơ-rây-li-a và ở miền Nam châu Đại dương. Và nếu

chúng ta tìm hiểu tận mắt những nỗi thống khổ của những con người không may đó, nếu chúng ta đi xem bữa ăn nghèo nàn

của họ, và xem họ bị bệnh tật và nạn thất nghiệp giày vò thế nào thì chúng ta sẽ thấy hiện ra chiếc vực thẳm bất lực và

nghèo nàn mà một nước như chúng ta phải lấy làm xấu hổ về sự tồn tại của vực thẳm ấy. Tôi đã từng làm mục sư ở Hát-đơ-

xphin trong khoảng ba năm khi mà các công xưởng làm việc chật vật nhất; nhưng chưa bao giờ tôi thấy tình hình nghèo khổ

chẳng ai đoái hoài đến như ở Bét-nan Grin. Trong toàn khu, cứ mười người chủ gia đình, chẳng có lấy một người có được

một bộ quần áo thứ hai ngoài bộ quần áo lao động rách tả tơi; thậm chí nhiều người ban đêm chỉ có bộ quần áo rách đó để

làm chăn và một cái bao nhồi rơm và vỏ bao để làm giường "

99

.

Chỉ qua đoạn mô tả ấy đã có thể hình dung được tình trạng thông thường của những nhà ở

ấy là thế nào. Để hiểu đầy đủ hơn, chúng ta hãy theo gót một số quan chức Anh thỉnh thoảng
phải đi thăm những căn nhà như vậy của những người vô sản.

Nhân dịp ông Các-tơ, nhân viên dự thẩm ở Xua-rây, ngày 14 tháng Mười một 1843, đến

khám tử thi bà A-na Gôn-uây, 45 tuổi, báo chí đã mô tả chỗ ở của người chết ấy như sau: bà
ta ở số 3 Oai-tơ Lai-ân Cớt, phố Bớc-môn-xây ở Luân Đôn, cùng với chồng và đứa con trai
19 tuổi, trong một gian phòng nhỏ, không có giường, không có chăn đệm, không có đồ đạc gì
cả. Thi thể bà ta, nằm bên đứa con trai, trên một đống lông gà, vịt vung vãi lung tung cả trên
thân thể của bà gần như trần truồng, vì không có chăn cũng không có khăn trải giường gì cả.
Lông gà, vịt bám chặt vào toàn thi thể đến nỗi phải lau rửa rồi bác sĩ mới khám nghiệm được:
ông ta thấy thi thể gầy trơ xương và đầy nốt chấy rận đốt. Đất nền nhà có chỗ đào lên và lỗ
đó để làm cầu tiêu cho cả gia đình.

Ngày thứ hai, 15 tháng Giêng 1844, hai em bé bị đưa ra toà án vi cảnh thành phố Uốc-síp,

Luân Đôn về tội vì bị cái đói giày vò nên đã ăn cắp ở một cửa hàng một cái chân bê mới chín
dở
và các em đã ăn ngấu nghiến hết ngay tại chỗ. Quan toà thấy phải điều tra thêm và được cảnh
sát cho biết những tài liệu như sau: mẹ các em là vợ goá của một cựu chiến binh, sau trở
thành cảnh sát, và sau khi chồng chết, bà ta rất nghèo khổ với chín đứa con. Bà ta sống cực
kỳ nghèo khổ ở số 2, quảng trưởng Pun-dơ, phố Qua-cơ, tại Xpi-tan-phin. Khi cảnh sát đến

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.