Brô-tơn Thượng và Brô-tơn Hạ; phía bắc sông E-rơ-cơ là Tri-têm-Hin; phía nam sông Mét-
lốc là Huyn-mơ, xa hơn về phía đông là Troóc-tơn-ôn - Mét-lốc, xa hơn nữa, gần phía đông
Man-se-xtơ là Ác-uých. Theo thói quen, người ta gọi cả các khối nhà cửa ấy là Man-se-xtơ,
gồm tới ít nhất là bốn mươi vạn người, hay hơn nữa. Cách xây dựng thành phố độc đáo đến
nỗi một người có thể sống hàng nhiều năm ở đó, hàng ngày đi ra đường phố, nhưng không
lần nào tiếp xúc với một khu phố lao động, hoặc với những người lao động, nếu người đó chỉ
đi vì công việc của mình hoặc đi dạo chơi. Điều đó chủ yếu được giải thích là do một sự thoả
thuận ngầm và vô ý thức cũng như do sự tính toán hoàn toàn rõ ràng và có chủ tâm, các khu
lao động ở cách biệt hẳn với các khu dành cho giai cấp tư sản, còn ở những nơi không thể
công khai làm như thế được thì nó được che đậy dưới lớp màn từ thiện. Ở trung tâm Man-se-
xtơ có khu buôn bán khá rộng lớn, dài rộng mỗi chiều độ nửa dặm, hầu như toàn là hãng
buôn và kho hàng (warehouses). Cả khu hầu như không có nhà ở, và ban đêm thì vắng vẻ
quạnh hiu, chỉ có những viên cảnh sát mang những đèn ló đi tuần trên những đường phố hẹp
tối om. Khu vực ấy có vài đường phố chính rất
náo nhiệt, những tầng dưới các ngôi nhà toàn là cửa hiệu sang trọng; trong các phố ấy tầng trên có chỗ cũng có người ở, và
phố xá nhộn nhịp đến tận đêm khuya. Ngoài khu buôn bán ấy ra, toàn bộ thành phố Man-se-xtơ, hiểu theo nghĩa hẹp, toàn
bộ Xôn-phoóc và Huyn-mơ, phần lớn Pen-đơn-tôn và Troóc-tơn, hai phần ba Ác-uých và một vài khu ở Tri-têm-Hin và Brô-
tơn, tất cả gộp thành một khu lao động thuần tuý, bao quanh khu buôn bán, như một vành đai rộng trung bình một dặm rưỡi.
Bên ngoài vành đai ấy là chỗ ở của giai cấp tư sản thượng đẳng và trung đẳng - lớp trung đẳng ở các phố thẳng tắp, gần khu
lao động, tức là ở Troóc-tơn và phần dưới của Tri-têm-Hin, lớp thượng đẳng ở xa hơn, trong những ngôi nhà và những biệt
thự ở ngoại ô Troóc-tơn và Ác-uých, hoặc trên những chỗ cao thoáng gió của Tri-têm-Hin, của Brô-tơn và của Pen-đơn-tơn
giữa không khí thôn quê trong lành, trong những ngôi nhà lộng lẫy đầy đủ tiện nghi, đằng trước nhà cứ nửa giờ hoặc mười
lăm phút lại có những chiếc xe chở khách ra thành phố chạy qua. Điều thú vị nhất, là các ngài quý tộc tài chính giàu có ấy
vẫn có thể đi qua tất cả các khu phố lao động để tới văn phòng ở trung tâm thành phố bằng con đường gần nhất mà không hề
nhận thấy sự nghèo cùng đang sinh sôi nảy nở trong cảnh bẩn thỉu nhất ở ngay gần đấy, ở cả hai bên đường. Bởi vì, những
đường phố chính, từ sở giao dịch chứng khoán toả theo mọi ngả ra ngoài thành phố, đều có mỗi bên một dãy hầu như liên
tiếp các cửa hàng và như vậy là đều do giai cấp trung lưu và tiểu tư sản ở, những người này đã vì lợi ích của chính họ mà
muốn và có thể giữ gìn phố xá sạch sẽ, lịch sự. Thật ra thì những cửa hàng ấy bao giờ cũng có một cái gì đó giống những
khu vực ở đằng sau chúng, và do đó, trong những khu buôn bán và ở gần các khu giai cấp tư sản ở thì các cửa hàng ấy lại
lịch sự hơn là ở nơi nào mà đằng sau chúng là các cốt-ta-giơ bẩn thỉu của những người lao động. Nhưng dù sao chúng cũng
đủ sạch sẽ để che giấu cho các ông bà giàu sang có dạ dày mạnh khoẻ
nhưng thần kinh yếu ớt, khỏi thấy cái nghèo, cái bẩn là những cái bổ sung cho sự giàu sang
và xa xỉ của họ. Cho nên, ví dụ như phố Đin-xghết, chạy từ nhà thờ cũ thẳng về phía nam,
mới đầu là hai dãy kho hàng và công xưởng, rồi đến các cử hiệu hạng nhì với vài quán rượu;
xa hơn nữa về phía nam, ở chỗ cuối khu buôn bán là những cửa hàng trông tồi hơn, rồi càng
đi nữa thì cửa hàng càng bẩn thỉu, càng xen nhiều quán rượu và quán ăn, cho đến cuối phố ở
phía nam thì ngay hình dáng của các cửa hiệu nhỏ làm cho người ta không còn nghi ngờ gì
nữa là khách hàng ở đây là người lao động, và chỉ có người lao động mà thôi. Phố Mác-kết