mặt nền thấp hơn mực nước sông, nên nước luôn luôn rỉ vào từ một cái lỗ đã bít lại bằng đất
sét, đến nỗi người ở nhà ấy, một người thợ dệt thủ công sáng nào cũng phải tát nước trong
hầm ra ngoài đường!
Xuống phía dưới một tý, trên tả ngạn sông Mết-lốc, là Huyn-mơ, thực ra chỉ là một khu phố
lao động lớn, mà tình hình cơ hồ giống hệt khu An-cốt-xơ. Chỗ nào xây dựng chen chúc thì
nhà cửa đều tồi tàn và sắp đổ nát, còn chỗ nào người ở thưa thớt, thì nhà cửa mới hơn và
thoáng hơn, nhưng phần lớn là ngập trong bùn. Nơi nào nhà cửa cũng ẩm thấp, nơi nào cũng
có nhà hầm cho người
ở và ngõ sau. Ngay trong thành phố Man-se-xtơ ở bên kia bờ sông Mết-lốc, có một khu lao
động lớn thứ hai, khu này nằm dọc hai bên Đin-xghết đến tận khu buôn bán nhiều chỗ không
kém gì thành phố cũ. Nhất là ngay sát khu buôn bán, giữa thành phố Brít-gơ và phố Cây, giữa
phố Prin-xét và phố Pi-tơ, tình trạng nhà cửa chen chúc nhiều chỗ còn hơn cả ở những sân
chật chội nhất của thành phố cũ. Ở đây có những ngõ dài và hẹp, những sân và lối đi chật hẹp
gấp khúc, đường ra lối vào hỗn độn đến nỗi, nếu không quen thuộc từng sân, từng lối đi trong
cái mê cung ấy thì chốc chốc chúng ta lại vấp phải một ngõ cụt hoặc là chẳng biết đường nào
mà lần. Theo lời bác sĩ Cây thì những khu chật hẹp, bẩn thỉu và đổ nát ấy là chỗ ở của tầng
lớp đồi truỵ nhất của cư dân Man-se-xtơ mà nghề nghiệp là trộm cắp hoặc làm đĩ, rõ ràng là
lời nói ấy đến bây giờ vẫn còn đúng. Năm 1831, khi cảnh sát vệ sinh đến đây kiểm tra, họ
thấy rằng ở đây nhớp nhúa không kém gì ở bờ sông E-rơ-cơ hoặc ở khu Ai-rơ-len nhỏ (tôi có
thể chứng minh rằng ngày nay cũng chẳng hơn gì mấy; và thêm vào đó là ở phố Pác-lơ-men
cứ ba trăm tám mươi người mới có một hố xí, và trong ngõ Pác-lơ-men thì cứ ba mươi nhà
chật ních người ở mới có một hố.
Vượt qua sông E-ru-en, chúng ta thấy, trên một bán đảo do con sông này tạo nên, thành phố
Xôn-phoóc với tám vạn cư dân; thực ra đó là một khu lao động lớn, có độc một đường phố
rộng xuyên qua. Ngày xưa Xôn-phoóc quan trọng hơn Man-se-xtơ, đã từng là trung tâm của
toàn vùng xung quanh (Salford Hundred) đến ngày nay vẫn còn mang tên ấy. Vì thế ở đây
còn có một khu khá lâu đời, và do đó ngày nay là một khu rất thiếu vệ sinh, bẩn thỉu và đổ
nát, ở ngay trước mặt nhà thờ cũ của Man-se-xtơ và cũng tồi tàn như thành phố cũ phía bờ
bên kia sông E-ru-en. Xa sông hơn một chút là một khu mới hơn, nhưng cũng đã quá bốn
chục năm nên cũng khá đổ nát. Toàn bộ thành phố là những sân và ngõ chật chội, hẹp đến nỗi
làm tôi nhớ đến những phố hẹp
nhất mà tôi đã có dịp nhìn thấy - đó là những phố nhỏ chật chội ở Giê-nơ. Về phương pháp
xây dựng cũng như về mặt vệ sinh, nói chung Xôn-phoóc còn tệ hơn Man-se-xtơ nhiều. Ở
Man-se-xtơ cảnh sát còn quá bộ phong những nhà đổ nát nhất, bắt quét dọn những ngóc
ngách bẩn thỉu nhất của cái chuồng ngựa Ô-gi-át ấy, còn ở Xôn-phoóc thì hình như chưa bao
giờ họ làm như vậy. Những ngõ hẹp ở bên cạnh và những sân ở dọc phố Sê-pơn, ở Grin-ghết
và Gra-ven-Lên từ khi xây dựng đến nay chắc chưa hề được quét dọn lần nào. Ngày nay
đường xe lửa Li-vớc-pun chạy qua các phố ấy trên một chiếc cầu cao, đã làm mất đi một số