C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 264

chữa, một phần vì không muốn giảm bớt thu nhập của mình, một phần vì hạn thuê đất ngắn;
trong thời gian khủng hoảng thương nghiệp, khi rất nhiều công nhân thất nghiệp, thường có
hàng dãy phố bỏ không, do đó nhà cửa rất chóng đổ nát và không ở được. Người ta đã tính
rằng nói chung nhà của người lao động trung bình chỉ ở được bốn mươi năm. Điều đó có vẻ
khá kỳ quặc khi nhìn thấy những bức tường đồ sộ đẹp đẽ của những cốt-ta-giơ mới xây, hứa
hẹn có thể tồn tại qua nhiều thế kỷ, nhưng sự thật là như thế: sự keo kiệt ngay từ lúc xây
dựng, tình hình thiếu sửa chữa, nhà ở thường bỏ không, người ở luôn thay đổi; và sau hết là
tình trạng người ở - phần nhiều là người Ai-rơ-len - phá hoại trong khoảng chục năm trước
khi hết hạn thuê đất, họ thường hay cạy những mảnh gỗ trong nhà để đốt lò, tất cả những cái
đó đã làm cho nhà cửa độ sau bốn mươi năm là đổ nát hết. Vì thế nên khu An-cốt-xơ, mới
xây trong thời kỳ công nghiệp phồn vinh và chủ yếu là trong thế kỷ này, mà cũng có nhiều
nhà cửa cũ kỹ, đổ nát, và phần lớn, nhà cửa thậm chí bây giờ đã đến giai đoạn cuối cùng có
thể ở được. Tôi không muốn nói đến vấn đề là có bao nhiêu vốn đã bị lãng phí như vậy, vấn
đề chỉ bỏ thêm chút ít vào việc xây dựng
và việc sửa chữa về sau là có thể giữ cho cả khu phố ấy sạch sẽ lịch sự và ở được trong nhiều
năm. Ở đây tôi chỉ muốn nói đến tình hình nhà cửa và điều kiện ăn ở của cư dân và về vấn đề
này, phải nói rằng không có chế độ nào làm bại hoại cơ thể và tinh thần người lao động hơn
là chế độ này. Người lao động bắt buộc phải ở trong những gian nhà tồi tàn như thế, vì họ
không có tiền thuê những nhà tốt hơn, hoặc vì không có nhà tốt hơn ở gần công xưởng họ
làm việc, có khi cũng vì những cốt-ta-giơ ấy là của chủ xưởng, có ở thì mới có việc làm. Tất
nhiên cái thời hạn bốn mươi năm ấy không phải là quy tắc cố định; nếu nhà cửa ở một khu
phố đông đúc của thành phố, thậm chí có phải trả tiền thuê đất cao, vẫn luôn luôn có thể hy
vọng tìm được người thuê nhà, nên các chủ nhà cũng sửa chữa đôi chút để giữ cho các nhà ấy
phần nào còn ở được trong một thời gian dài hơn; nhưng chắc chắn họ cũng chỉ làm những
cái tối cần thiết, và những căn nhà đã được sửa chữa lại đó nằm trong số những nhà tồi tệ
nhất. Thỉnh thoảng, khi bệnh dịch đe doạ, thì lương tâm thường khi vẫn ngủ yên của cảnh sát
vệ sinh bỗng nhiên thức tỉnh, thế là họ tổ chức kiểm tra đột kích các khu lao động, bắt đóng
cửa hàng dãy nhà hầm và cốt-ta-giơ không còn ở được, như đã xảy ra trong nhiều ngõ gần
đường Ôn-đêm; nhưng chẳng được bao lâu, các nhà bị cấm đó lại có người đến ở ngay; bọn
chủ nhà tìm được người thuê mới, thậm chí còn được lợi nữa, vì người ta thừa biết rằng cảnh
sát vệ sinh còn lâu mới trở lại đây!

Vùng ven phía đông và đông-bắc Man-se-xtơ là nơi duy nhất không có nhà ở của giai cấp

tư sản; vì ở đây gió tây và gió tây-nam thổi suốt 10-11 tháng trong một năm, luôn luôn dồn
khói của tất cả các nhà máy về phía đó (mà khói này thực không phải là ít!). Thứ khói ấy chỉ
để cho người lao động thở mà thôi!

Phía nam phố Grít An-cốt-xơ là một khu lao động lớn đã xây dựng được một nửa, đó là

một khu đất đồi trơ trụi, trên đó có hàng dãy nhà hoặc những khối nhà hình tứ giác riêng biệt,
phân

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.