C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 307

học vấn rất nguy hiểm về các mặt khác với điều kiện là người công nhân phải đồng thời tiếp
thu thêm một liều thuốc giải độc là những giáo lý riêng có của các giáo phái ấy. Vì rằng cho
đến nay các giáo phái vẫn còn giành nhau quyền đứng đầu, nên giai cấp công nhân vẫn còn
chưa được đi học. Thật thế,

các chủ xưởng thường khoe khoang là họ đã dạy cho đại đa số công nhân biết chữ; nhưng
qua bản "Báo cáo của tiểu ban điều tra về lao động trẻ em" chúng ta có thể hiểu được cái gọi
là biết chữ đó như thế nào. Một người thuộc được các chữ cái thì cho là mình biết đọc rồi, và
các chủ xưởng cũng đã lấy thế làm yên lòng. Những phép chính tả của tiếng Anh rất dễ nhầm
lẫn; nên đọc sách là một nghệ thuật hẳn hoi, đòi hỏi phải học tập lâu dài, nếu chúng ta chú ý
đến điểm đó thì sự thiếu học vấn của giai cấp công nhân cũng rất dễ hiểu. Rất ít người viết
thạo, còn viết cho đúng chính tả thì ngay nhiều người "có học thức" cũng không làm nổi.
Những trường học ngày chủ nhật của giáo hội quốc giáo Anh, của các giáo đồ tân giáo và của
một số giáo phái khác nữa, nói chung không dạy tập viết, "bởi vì ngày chủ nhật mà làm việc
đó thì trần tục quá". Mấy ví dụ rút trong "Báo cáo của Tiểu ban điều tra về lao động trẻ em" -
điều không may là báo cáo này lại không nói đến bản thân nền công nghiệp công xưởng - sẽ
chỉ rõ những cách giáo dục khác dành cho công nhân là như thế nào.

Grên-giơ, uỷ viên của tiểu ban nói: "ở Bớc-minh-hêm, nói chung những trẻ em mà tôi đã kiểm tra hoàn toàn không có

một chút kiến thức gì có thể tạm gọi là có ích. Mặc dầu ở hầu hết các trường đều chỉ có giáo dục tôn giáo, nhưng ngay về

phương diện ấy nói chung chúng rất dốt" - Hoóc-nơ, uỷ viên tiểu ban nói: "Ở Uôn-vơ-hêm-tơn, tôi đã gặp những trường hợp

như thế này: một em gái 11 tuổi đã học trường học ban ngày và trường học ngày chủ nhật mà "chưa bao giờ được nghe nói

đến một thế giới khác, đến thiên đường, đến cuộc sống ở thế giới bên kia". Một thiếu niên 17 tuổi, không biết hai lần hai là

bao nhiêu, không biết trong hai pen-ni có mấy phác-thinh (1/4 của pen-ni), ngay cả khi người ta đặt tiền vào tay nó. Một vài

em trai chưa bao giờ được nghe nói đến Luân Đôn, và cả đến Uyn-lân-hôn là một địa điểm chỉ cách Uôn-vơ-hêm-tơn một

giờ đi đường và có giao thông thường xuyên với nơi này. Một vài em chưa bao giờ nghe đến tên nữ hoàng, hoặc tên những

nhân vật như Nen-xơn. Oen-linh-tơn, Bô-na-pác-tơ. Nhưng điều đáng chú ý là chính những đứa trẻ chưa bao giờ nghe nói

ngay cả đến sứ đồ Pôn, Mô-i-dơ hoặc Xa-lô-mông, lại biết rất rõ về cuộc đời, về hành vi và tính nết của tên cướp đường

Đích Tớc-pin và nhất là của Giắc Si-pa, kẻ trộm đã lừng danh về vượt ngục" - "Một thiếu niên 16 tuổi không biết hai lần hai

là bao nhiêu và bốn phác-thinh là bao nhiêu tiền; một

thiếu niên khác 17 tuổi khẳng định rằng 10 phác-thinh là 10 nửa pen-ni, còn một cậu thứ ba cũng 17 tuổi, khi người ta hỏi

mấy câu rất đơn giản thì chỉ trả lời gọn lỏn là "không biết gì cả" (he was, no judge o'nothin)"" (Hoóc-nơ, "Báo cáo", Phụ lục,

phần thứ II, Q. 18, số 216, 217, 226, 233, v.v.).

Những thiếu niên ấy suốt trong bốn - năm năm bị người ta nhồi cho những giáo lý tôn

giáo, rốt cục chẳng biết gì hơn lúc đầu.

Một đứa trẻ "theo học đều đặn trường học ngày chủ nhật trong năm năm, không biết Chúa Giê-su là ai, tuy đã từng nghe

tên đó; nó chưa bao giờ nghe nói đến 12 vị sứ đồ cũng như đến Xăm-xơn, Mô-i-dơ và A-a-rơn, v.v." (Như trên, Văn kiện, tr.

q.39, I. 33). Một đứa khác "đi học đều ở trường ngày chủ nhật trong sáu năm có biết Chúa Giê-su là ai, biết chúa đã chết trên

thánh giá, rỏ máu mình" để chuộc tội cho Chúa cứu thế của chúng ta, "mà chưa bao giờ nghe nói đến thánh Pi-tơ, hoặc thánh

Pôn" (Như trên, tr. q. 36, I.46). Đứa thứ ba "trong bảy năm đã học ở nhiều trường ngày chủ nhật khác nhau, chỉ có thể đọc

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.