C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 371

NHỮNG NGÀNH LAO ĐỘNG KHÁC

Chúng ta đã phải dừng lại rất lâu để mô tả chế độ công xưởng, vì nó là sản vật hoàn toàn

mới của thời đại công nghiệp. Còn về tình cảnh của công nhân trong những ngành khác của
công nghiệp thì chúng ta sẽ nói ít hơn rất nhiều vì sự mô tả tình hình của giai cấp vô sản công
nghiệp nói chung, hay là tình hình của chế độ công xưởng nói riêng vẫn phù hợp toàn bộ
hoặc từng phần với tình hình của những ngành ấy. Do đó, vấn đề còn lại chỉ là khảo sát xem
chế độ công xưởng đã thâm nhập các ngành lao động khác tới mức độ nào, và trong số những
ngành ấy, thì mỗi ngành còn có những đặc điểm gì.

Bốn ngành lao động, trong đó đạo luật về công xưởng được thi hành đều là những ngành

sản xuất vật liệu may mặc. Bây giờ, tốt nhất là chúng ta bắt đầu từ những công nhân lĩnh
nguyên liệu của các công xưởng có liên quan đến bốn ngành ấy. Đầu tiên là những công nhân
dệt kim ở Nốt-tinh-hêm
, Đớc-bi và Lê-xtơ. Khi nói đến những công nhân ấy bản "Báo cáo
của tiểu ban điều tra về lao động trẻ em" nói rằng ngày lao động kéo quá dài (do tiền công
thấp, họ buộc phải lao động như vậy) cộng thêm việc phải ngồi suốt ngày và mắt luôn luôn
phải chăm chú do tính chất của bản thân công việc bắt buộc, nên toàn cơ thể của họ bị suy
yếu, đặc biệt là thị lực. Buổi tối, nếu không có ánh sáng rất mạnh thì không thể làm việc
được, do đó công nhân thông thường phải dùng những quả cầu pha lê để tập trung ánh sáng
nên rất hại mắt. Hầu hết công nhân đến bốn mươi tuổi đã phải đeo kính. Trong
ngành sản xuất ấy, trẻ con chuyên môn đánh ống chỉ và khâu (viền mép), thường đau ốm và
tạng người rất yếu. Từ sáu, bảy hay tám tuổi chúng đã phải lao động mỗi ngày 10 - 12 tiếng
đồng hồ trong những căn phòng nhỏ hẹp đến tức thở. Rất nhiều trẻ con bị công việc làm cho
còm cõi, suy yếu, đến nỗi ngay những công việc trong nhà bình thường nhất cũng không làm
nổi, mắt bị cận thị rất sớm, do đó tuổi còn nhỏ mà đã phải đeo kính. Các uỷ viên thấy khá
nhiều trẻ con có triệu chứng bệnh tràng nhạc; bọn chủ xưởng phần nhiều không chịu thuê
những thiếu nữ đã từng làm việc này, viện cớ sức lực của chúng yếu quá. Bản báo cáo còn
gọi tình trạng của những đứa trẻ ấy là "một điều sỉ nhục đối với một nước theo thiên chúa
giáo" và hy vọng công việc của chúng sẽ được sự bảo hộ của pháp luật (Grên-giơ, "Báo cáo",
phụ lục, phần I, tr. F 15,

§§

132-142). Bản báo cáo còn nói rằng lương công nhân dệt kim ở

Le-xtơ tồi tệ nhất so với tất cả các công nhân ở địa phương ấy. Mỗi ngày họ phải lao động từ
16 đến 18 giờ đồng hồ, mỗi tuần chỉ kiếm được 6 si-linh, và phải tốn rất nhiều hơi sức mới
kiếm nổi 7 si-linh. Trước kia họ kiếm được 20-21 si-linh, nhưng việc sử dụng máy dệt cỡ lớn
đã đánh sụt tiền lương của họ; đại đa số công nhân còn làm việc với các máy dệt giản đơn cũ,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.