phải cạnh tranh hết sức mệt nhọc với các máy móc đã được cải tiến. Như vậy là ở đây cứ mỗi
bước tiến của sự phát triển kỹ thuật là một bước lùi của tình cảnh công nhân! Pau-ơ, uỷ viên
của tiểu ban nói: nhưng dù thế nào đi nữa, các công nhân dệt kim vẫn còn cảm thấy hãnh
diện vì họ được tự do, vì bữa ăn, giấc ngủ và công việc của họ không phải chịu sự chi phối
của tiếng chuông công xưởng. Về mặt tiền lương thì tình hình hiện tại của các công nhân ấy
không tốt hơn chút nào so với năm 1833 khi tiểu ban về công xưởng viết báo cáo. Đó là sự
cạnh tranh của các công nhân dệt kim Dắc-den sống trong cảnh bữa đói bữa no gây nên. Sự
cạnh tranh ấy không những đã đánh bại người Anh trên tất cả các thị trường nước ngoài, mà
hơn nữa - về phương diện
hàng hoá loại xấu - còn đánh bại họ ngay cả trên thị trường nước Anh. Người công nhân dệt
kim Đức yêu nước há lại không vui mừng thấy rằng bản thân mình chịu đói thì có thể cướp
được miếng bánh của người công nhân dệt kim nước Anh hay sao? Há lại không tự hào và
vui vẻ nhịn đói khi danh dự của nước Đức yêu cầu họ chỉ được ăn lửng dạ, hay sao? Ôi, cạnh
tranh và "ganh đua giữa các nước" là điều đẹp đẽ biết chừng nào! Tờ "Morning Chronicle" -
cũng là tờ báo của Đảng tự do, - tờ báo của giai cấp tư sản par excellence
1*
, tháng Chạp
1843, đã đăng mấy bức thư của một công nhân dệt kim ở Hin-clây miêu tả tình cảnh các bạn
đồng nghiệp của anh ta. Anh ta nói thêm về tình cảnh của 50 gia đình, tất cả 321 người, chỉ
nhờ vào 100 cỗ máy dệt, một máy bình quân mỗi tuần kiếm được 5
1/6
si-linh và mỗi gia đình
kiếm được bình quân mỗi tuần 11 si-linh 4 pen-ni. Trong số ấy thì tiền nhà, tiền thuê máy dệt
kim, than, dầu đèn, xà phòng và kim dệt, tổng cộng đã mất đi 5 si-linh 10 pen-ni rồi, mỗi
người một ngày chỉ còn lại 1
1/2
pen-ni (15 phen-ni
2*
Phổ) dùng vào việc ăn uống, còn may
mặc thì chẳng còn đồng nào.
Anh công nhân dệt kim ấy viết: "Từ trước đến nay chưa hề có người nào trông thấy, chưa hề có người nào nghe thấy,
cũng chưa hề có người nào hiểu nổi nửa phần nỗi khốn khổ mà những con người đáng thương ấy phải chịu đựng".
Họ hoàn toàn không có nệm giường, nếu có, cũng chỉ đủ cho một nửa số người ngủ. Trẻ
con quần áo rách bươm, chân đi đất chạy đi chạy lại. Đàn ông sụt sùi nước mắt mà nói rằng
đã từ lâu, lâu lắm, họ không được ăn thịt, và hầu như đã quên mất mùi vị thịt rồi. Cuối cùng
có một số người phải làm việc cả ngày chủ nhật, mặc dù dư luận xã hội vẫn không dung thứ
cho họ như vậy và tiếng máy dệt vang xa khắp cả vùng xung quanh.
Trong số công nhân ấy, có một người nói: "Các người cứ nhìn con cái tôi, khắc sẽ hiểu rõ tất cả. Nghèo đói bắt buộc tôi
phải làm như vậy. Tôi không thể cứ giương mắt nhìn con tôi kêu đói mà không dùng biện pháp cuối cùng để kiếm miếng
bánh một cách lương thiện. Thứ hai trước, tôi dậy từ hai giờ sáng và làm việc đến gần nửa đêm, những ngày khác thì tôi làm
việc từ 6 giờ sáng đến tận 11 - 12 giờ khuya. Nhưng tôi không chịu đựng nổi nữa, tôi không muốn tự mình chui vào quan tài.
Vì vậy, mỗi buổi tối tôi chỉ làm việc đến 10 giờ và ngày chủ nhật tôi làm bù lại số thời gian mất đó".
Từ năm 1833 trở đi, vô luận ở Lê-xtơ, ở Đớc-bi, ở Nốt-tinh-hêm, tiền lương chưa có nơi
nào tăng cả, tồi tệ hơn hết là ở Lê-xtơ lại thực hành rộng rãi chế độ trả lương bằng hàng hoá,
như đã nói ở trên. Do đó, không có gì lạ là mỗi khi công nhân vùng dậy thì công nhân dệt