và từ đó gây ra sự lãng phí tư bản? Điều đó không phải là cái gì khác ngoài sự khác biệt về
lợi ích. Tất cả chúng ta lao động chỉ nhằm theo đuổi lợi ích cá nhân, không quan tâm gì đến
phúc lợi của người khác khi chân lý hiển nhiên đã sờ sờ ra đó là lợi ích, phúc lợi và hạnh
phúc của mỗi người lại nằm trong mối quan hệ
khăng khít với phúc lợi của người khác. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng không có
bạn đường thì chúng ta không thể tiến bước, rằng chỉ có lợi ích mới gắn bó tất cả chúng ta lại
với nhau, thế nhưng bằng hành động của mình chúng ta đã chà đạp lên chân lý ấy và xây
dựng xã hội của chúng ta dường như lợi ích của chúng ta không những nhất trí mà còn trực
tiếp đem lại những hậu quả như thế nào: để loại trừ những hậu quả bi thảm đó thì cần phải
xoá bỏ sự lầm lẫn ấy, và chủ nghĩa cộng sản đặt ra cho mình chính cái mục đích ấy.
Trong xã hội cộng sản chủ nghĩa, lợi ích của các cá nhân không đối lập mà là nhất trí với
nhau, sự cạnh tranh sẽ mất đi. Đương nhiên khỏi phải nói đến sự phá sản của các giai cấp
riêng biệt, càng khỏi phải nói đến giai cấp người giàu và người nghèo như hiện nay. Khi
trong sản xuất và phân phối tư liệu sinh hoạt cần thiết, không còn là tình trạng chiếm hữu tư
nhân, không còn tình trạng mỗi người mong muốn làm giàu một cách đơn độc và phó mặc
rủi may thì khủng hoảng thương nghiệp tự nó cũng sẽ không còn nữa. Trong xã hội cộng sản
chủ nghĩa việc sản xuất và tiêu dùng sẽ tính được dễ dàng. Vì đã biết được mỗi người bình
quân cần bao nhiêu vật phẩm thì sẽ dễ tính ra một số người nhất định cần bao nhiêu vật
phẩm, và vì lúc bấy giờ sản xuất không còn nằm trong tay các chủ xí nghiệp tư nhân riêng
biệt mà là nằm trong tay công xã và cơ quan quản lý của nó nên cũng dễ điều tiết sản xuất
theo yêu cầu.
Như vậy, chúng ta thấy rằng trong tổ chức cộng sản chủ nghĩa, những khuyết điểm chính
của chế độ xã hội hiện đại sẽ bị xoá bỏ. Nhưng nếu chúng ta xem xét vấn đề tỉ mỉ hơn chút
nữa thì sẽ thấy rằng những ưu điểm của tổ chức này không chỉ bó hẹp ở đấy: chúng còn biểu
hiện cả ở chỗ xoá bỏ một loạt những khuyết điểm khác mà hôm nay tôi chỉ đơn cử mấy ví dụ
về chế độ kinh tế. Kết cấu của xã hội hiện tại về mặt kinh tế là không hợp lý và không thiết
thực đến mức khó có thể tưởng tượng được. Do
sự đối lập về lợi ích, một khối lượng lớn sức lao động đã được hao phí mà xã hội không được
lợi gì, một số tư bản đáng kể đã hoàn toàn lãng phí không tái sản xuất được. Chúng ta cũng
nhận thấy tình trạng đó trong các cuộc khủng hoảng thương nghiệp: Chúng ta thấy hàng đống
sản phẩm được sản xuất ra bằng lao động nhiệt thành của con người đã được tung ra bán phá
giá như thế nào; chúng ta thấy một số lớn vốn do cần mẫn tích luỹ đã bay khỏi tay người chủ
phá sản như thế nào. Nhưng chúng ta hãy xem xét tỉ mỉ hơn một chút nền thương nghiệp hiện
đại. Hãy nghĩ xem mỗi sản phẩm phải qua bao nhiêu bàn tay trước khi đến tay người tiêu
dùng thực sự, - thưa quý vị, hãy nghĩ xem hiện nay có bao nhiêu người trung gian đầu cơ và
thừa đã chen vào giữa những người sản xuất và người tiêu dùng! Hãy lấy một kiện bông sản
xuất ở Bắc Mỹ làm ví dụ. Kiện bông chuyển từ tay người trồng bông sang tay người môi giới
hàng ở một cảng nào đó trên sông Mít-xi-xi-pi; nó xuôi dòng chuyển đến Oóc-lê-ăng Mới. Ở