C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 510

BỨC THƯ THỨ BA

Gửi chủ bút "NORTHERN STAR"

Thưa ngài thân mến!

Tôi phải xin ngài và bạn đọc của ngài về sự sơ suất của tôi ở chỗ gián đoạn trong một thời

gian dài không viết cho quý báo một loạt bài về tình hình nước Đức mà tôi đã bắt đầu.
Nhưng ngài có thể tin rằng chỉ vì phải hoàn toàn dành một vài tuần lễ để nghiên cứu phong
trào ở Đức mà tôi đã phải gác lại cái nhiệm vụ hứng thú mà tôi đã đảm nhiệm là giới thiệu
tình hình của tổ quốc tôi với những người dân chủ Anh.

Bạn đọc của ngài chắc chắn còn nhớ những điều tôi đã viết trong bức thư thứ nhất và thứ

hai. Trong những bức thư ấy, tôi đã nói đến chế độ cũ kỹ, ruỗng nát của người Đức đã bị
quân đội Pháp tiêu diệt như thế nào giữa những năm 1792 và 1813; Na-pô-lê-ông đã bị liên
minh giữa bọn phong kiến tức bọn quý tộc và bọn tư sản tức giai cấp trung đẳng công thương
nghiệp châu Âu đánh đổ như thế nào; các hầu tước Đức đã bị các đồng minh của mình, thậm
chí bị nước Pháp bại trận, lừa gạt như thế nào trong cuộc đàm phán hoà bình sau đó; điều lệ
Liên bang Đức được đặt ra như thế nào và chế độ chính trị hiện nay ở Đức được xác lập như
thế nào; Phổ và Áo, bằng cách thúc đẩy các nước nhỏ định ra hiến pháp, đã trở thành chúa tể
tối cao của nước Đức như thế nào. Gạt Áo ra một bên, coi đó là nước nửa dã man,
chúng ta sẽ đi đến kết luận là chính Phổ sẽ trở thành chiến trường quyết định số phận tương
lai của Đức.

Trong thư trước, chúng tôi đã nêu rõ vua Phổ Phri-đrích Vin-hem III thoát khỏi cơn sợ hãi

Na-pô-lê-ông, qua mấy năm sống hạnh phúc, yên ổn, lại gặp một con ma mới là "cách
mạng". Bây giờ chúng ta hãy xem "cách mạng" đã tiến vào nước Đức như thế nào.

Sau sự sụp đổ của Na-pô-lê-ông, sự kiện mà bọn vua chúa và quý tộc đương thời, tôi xin

nhắc lại, hoàn toàn coi là sự thất bại của cách mạng Pháp hoặc đơn giản hơn là của cách
mạng, như chúng đã nói, - sau năm 1815, ở tất cả các nước, phe phản cách mạng đã nắm
chính quyền. Bọn quý tộc phong kiến đã giữ quyền hành trong tất cả các nội các từ Luân Đôn
đến Na-plơ, từ Li-xbon đến Xanh Pê-téc-bua. Nhưng giai cấp tư sản đã chi phí cho toàn bộ
việc đó cũng muốn được phần quyền lực của mình. Các chính phủ phục tính tuyệt nhiên
không đặt lợi ích của giai cấp tư sản lên hàng đầu. Trái lại, ở khắp nơi chúng đều coi nhẹ lợi
ích của giai cấp tư sản, thậm chí công nhiên không thèm đếm xỉa đến. Việc thông qua đạo

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.