chừng nào giai cấp tư sản chưa trở thành giai cấp thống trị duy nhất. Bởi vậy, trong ngày Pi-
téc-lô, những người dân chủ dự định nộp đơn thỉnh cầu không những chỉ đòi quyền phổ
thông đầu phiếu mà còn đòi huỷ bỏ đạo luật ngũ cốc; bởi vậy những người vô sản chiến đấu
năm 1830 ở Pa-ri và chuẩn bị tham gia chiến đấu năm 1831 ở Anh và vì lợi ích chính trị của
giai cấp tư sản. Từ 1815 đến 1830, ở tất cả các nước, giai cấp tư sản đều là bộ phận hợp
thành mạnh nhất trong phe cách mạng và do đó đã lãnh đạo cách mạng. Chừng nào bản thân
giai cấp tư sản còn cách mạng hoặc tiến bộ thì giai cấp công nhân không tránh khỏi làm công
cụ trong tay giai cấp đó. Bởi vậy trong tình hình ấy phong trào riêng của giai cấp công nhân
bao giờ cũng chỉ có tác dụng thứ yếu. Nhưng đến ngày giai cấp tư sản giành được toàn bộ
chính quyền, đến ngày mọi việc đặc quyền phong kiến và quý tộc bị quyền lực của tiền tiêu
diệt, đến ngày giai cấp tư sản không còn tiến bộ và cách mạng nữa và bản thân nó không tiến
lên được nữa, thì chính ngày ấy phong trào của giai cấp công nhân sẽ dẫn đầu và trở thành
phong trào của toàn dân. Hôm nay đạo luật ngũ cốc bị bãi bỏ thì ngày mai Hiến chương sẽ
trở thành vấn đề trọng tâm ở Anh, ngày mai phong trào Hiến chương sẽ biểu hiện sức mạnh,
nghị lực, nhiệt tình và tinh thần kiên nhẫn không sờn, bảo đảm cho thắng lợi của nó.
Sự việc thứ hai mà tôi thấy phải nói đôi điều về sự thống trị của giai cấp tư sản để làm
sáng tỏ, chỉ liên quan riêng đến nước Đức. Người Đức, một dân tộc của những nhà lý luận
nhưng lại thiếu thực tiễn, đã coi những câu nói giả dối và tầm thường của giai cấp tư sản Anh
và Pháp là những chân lý thiêng liêng. Giai cấp tư sản Đức đã thoả mãn ở chỗ có thể yên ổn
chăm lo cho công việc riêng của mình không vượt quá cái khuôn khổ kinh doanh nhỏ bé. Ở
nơi nào họ có hiến pháp thì họ thổi phồng quyền tự do của mình lên nhưng lại ít quan tâm
đến chính sự quốc gia; ở nơi nào họ không có hiến pháp thì họ cũng vui mừng được thoát
khỏi sự phiền toái là bầu nghị sĩ và đọc những bài diễn văn của các ông nghị sĩ ấy. Giai cấp
công nhân thiếu cái đòn bẩy mạnh mẽ làm thức tỉnh giai cấp công nhân Anh và Pháp khỏi
giấc ngủ say, - thiếu một nền công nghiệp phát triển và nền thống trị của giai cấp tư sản dựa
trên tiền đề ấy. Bởi vậy công nhân vẫn còn im lặng. Những nơi nào ở Đức có chế độ phong
kiến cũ thay thế cho chế độ Pháp hiện đại thì nông dân đều nhận thấy ách áp bức, nhưng sự
bất mãn ấy cần được kích thích thêm nữa mới bùng nổ thành sự phản kháng công khai được.
Cho nên, từ 1815 đến 1830, phe cách mạng ở Đức chỉ do các nhà lý luận họp thành: thành
viên của nó được bổ sung ở các trường đại học, nó do một số học sinh đại học tổ chức thành.
Ở Đức không có khả năng phục hồi lại chế độ cũ đã tồn tại tới năm 1789. Sự thay đổi của
tình hình buộc chính phủ phải tạo ra một chế độ mới, đặc biệt cho nước Đức, giới quý tộc
muốn nắm chính quyền nhưng quá yếu đuối; giai cấp tư sản không có nguyện vọng mà cũng
không có lực lượng để nắm chính quyền; nhưng cả hai bên họp lại sẽ đủ sức để buộc chính
phủ phải nhượng bộ ít nhiều. Do đó hình thức thống trị trở thành chính thể quân chủ nửa
mùa. Ở một số nước, hiến pháp đã cho quý tộc và giai cấp tư sản sự bảo đảm bề ngoài; ở tất
cả các nước khác đều tồn
tại một chính phủ quan liêu tức là chính thể quân chủ dường như quan tâm đến lợi ích của
giai cấp tư sản thông qua một bộ máy hành chính tốt nhưng bộ máy này lại do quý tộc lãnh