cảm thấy nhục nhã về địa vị nô lệ của mình trước người Pháp và người Anh. Phong trào của
họ thiếu cái cơ sở thực tế bảo đảm cho sự thắng lợi của chủ nghĩa tự do ở Pháp và ở Anh; họ
quan tâm tới vấn đề về mặt lý luận nhiều hơn là về mặt thực tiễn; giai cấp tư sản Đức nhìn
chung được coi là không quan tâm đến lợi ích riêng. Về giai cấp tư sản Pháp năm 1830 thì
không thể nói như vậy được. Ngay hôm sau cách mạng, Láp-phít-tơ đã nói: "Bây giờ các chủ
ngân hàng chúng ta phải cầm quyền", và
cho tới nay họ vẫn đang cầm quyền. Giai cấp tư sản Anh cũng biết rất rõ nó muốn gì khi quy
định điều kiện tối thiểu về tài sản là 10 pao xtéc-linh
157
; nhưng nhà tư sản Đức, như chúng ta
đã nói, là người thiển cận, chỉ nhiệt liệt sùng bái "tự do xuất bản", "chế độ bồi thẩm", "sự bảo
đảm của hiến pháp đối với nhân dân", "quyền lợi của nhân dân", "chế độ đại nghị nhân dân"
đồng thời họ coi tất cả những thứ đó không phải là thủ đoạn mà là mục đích; họ coi cái bóng
là bản chất thành thử chẳng đạt được kết quả gì. Nhưng phong trào ấy của giai cấp tư sản đã
đủ dấy lên mấy chục cuộc cách mạng - trong đó có hai hoặc ba cuộc đạt được ít nhiều thành
tựu, - vô số những cuộc hội họp có tính chất quần chúng, nhiều cuộc bàn luận và khoác lác
trên báo chí và một mầm mống rất non yếu của phong trào dân chủ trong học sinh đại học,
công nhân và nông dân.
Ở đây không cần trình bày quá chi tiết cái phong trào rầm rộ nhưng rút cục đã thất bại đó.
Hễ nơi nào người ta đã đạt được một thành tựu quan trọng nào đó như tự do xuất bản ở Ba
Lan chẳng hạn thì nơi ấy nghị viện Liên bang Đức liền đến can thiệp và buộc phải đình chỉ.
Tấn hài kịch ấy đã kết thúc bằng việc diễn lại những cuộc bắt bớ với quy mô lớn năm 1819
và 1823 và bằng liên minh bí mật của tất cả các chư hầu Đức được ký kết năm 1834 tại hội
nghị đại biểu ở Viên để chống lại sự phát triển hơn nữa của chủ nghĩa tự do Quyết nghị của
hội nghị này đã được công bố mấy năm trước
158
.
Từ 1834 đến 1843, mọi phong trào xã hội ở Đức đều lắng xuống. Các nhà hoạt động năm
1830 và 1834 đều hoặc ở trong tù, hoặc chạy tan tác sống trốn ở nước ngoài. Những người
trong thời kỳ cao trào đã giữ được tính thận trọng vốn có ở giai cấp tư sản, tiếp tục đấu tranh
chống lại chế độ kiểm duyệt ngày càng khắt khe và chống lại sự lạnh nhạt và bàng quan ngày
càng tăng của giai cấp tư sản. Các thủ lĩnh của phe đối lập trong nghị viện vẫn
tiếp tục diễn thuyết trong nghị viện, nhưng chính phủ đã tìm được cách bảo đảm cho mình có
đa số phiếu. Xem ra không có khả năng nào để dấy lên một cao trào mới trong phong trào xã
hội ở Đức; chính phủ có thể làm tất cả mọi thứ mà nó xét thấy cần thiết.
Tất cả những phong trào ấy, giai cấp tư sản Phổ hầu như không tham gia gì cả. Công nhân
ở nước này đã bày tỏ sự bất mãn của mình bằng nhiều cuộc nổi dạy nhưng không có mục tiêu
rõ ràng nên không đạt được kết quả gì. Sự lạnh nhạt của người Phổ là lực lượng chính của
Liên bang Đức. Nó chứng tỏ rằng ở Đức, thời kỳ phát triển toàn diện của phong trào tư sản
còn chưa tới.