đạo và hoạt động của nó phải hết sức tránh tai mắt của xã hội. Kết quả là hình thành một giai
cấp đặc thù những quan lại hành chính thâu tóm quyền lực lớn trong tay mình và đối lập với
tất cả các giai cấp khác. Đấy là hình thức dã man của nền thống trị tư sản.
Nhưng hình thức thống trị ấy không thoả mãn được "giới quý tộc", "những người Đức Cơ
Đốc giáo", "những người lãng mạn", "bọn phản động" mà cũng không thoả mãn được cả"
phái tự do". Vì vậy họ liên tiếp hợp với nhau chống lại chính phủ và tổ chức ra các hội sinh
viên bí mật. Sự liên hợp của hai phái ấy, - vì không thể gọi họ là đảng, - sinh ra phái tự do
chủ nghĩa nửa dơi nửa chuột, mà trong các hội bí mật của họ đã mơ tưởng một vị hoàng đế
Đức với hoàng bào, vương miện, với vương trượng và các bổ trợ khác của quyền lực, không
loại trừ bộ râu dài màu trắng hoặc hung, một vị hoàng đế được nghị viện của các đẳng cấp
bao quanh, trong đó mỗi đẳng cấp - thày tu, quý tộc, thị dân và nông dân - đều hội họp riêng.
Đấy là một hỗn hợp hoang đường nhất của sự bạo ngược phong kiến với sự bịp bợm tư sản
hiện đại mà người ta có thể tưởng tượng ra. Nhưng đối với những học sinh đại học đầy nhiệt
tình không thèm đếm xỉa đến giá phải trả và mục đích thì đấy là việc làm thích hợp nhất.
Nhưng một bên là cái hỗn hợp đặc biệt tức cười ấy và một bên nữa là cách mạng ở Tây Ban
Nha, Bồ Đào Nha và I-ta-li-a
153
phong trào những người đốt than ở Pháp
154
và phong trào
đòi hỏi cải cách ở Anh
155
đã làm bọn vua chúa hoảng sợ suýt mất cả trí khôn. Còn đối với
Phri-đrích Vin-hem III thì "cách mạng" - danh từ này dùng để chỉ các phong trào chống đối
cục bộ đủ loại - đã trở thành một con quái vật.
Hàng loạt những vụ bắt bớ và những vụ truy nã với quy mô lớn đã đàn áp được cuộc "cách
mạng" đó ở Đức; lưỡi lê của Pháp
ở Tây Ban Nha và của Áo ở I-ta-li-a đã nhất thời bảo đảm được cho bọn vua chúa chính
thống trở lại ngôi báu và thần quyền. Thậm chí thần quyền của hoàng đế Thổ là treo cổ và
phanh thây những thần dân Hy Lạp của mình cũng tạm thời được Liên minh thần thánh ủng
hộ, nhưng việc làm quá trắng trợn nên người ta đã cho phép người Hy Lạp cởi bỏ ách áp bức
của Thổ.
Cuối cùng, ba ngày ở Pa-ri
156
đã báo hiệu trước một cuộc bùng nổ chung của lòng căm
phẫn của giai cấp tư sản quý tộc và nhân dân toàn châu Âu. Cách mạng quý tộc ở Ba Lan bị
đàn áp; giai cấp tư sản Pháp và Bỉ giành được chính quyền một cách thuận lợi. Giai cấp tư
sản Anh cũng đạt được mục đích ấy bằng luật cải cách. Các cuộc khởi nghĩa ở I-ta-li-a mang
tính chất một phần nhân dân, một phần tư sản, một phần dân tộc, đã bị đàn áp. Còn ở Đức thì
vô số các cuộc khởi nghĩa và bạo động đã chứng minh rằng một kỷ nguyên mới trong phong
trào nhân dân và tư sản đã đến.
Tính chất mới mẻ và rầm rộ của phong trào tự do ở Đức từ 1830 đến 1834 chứng tỏ rằng
bản thân giai cấp tư sản đã bắt tay giải quyết vấn đề. Nhưng vì nước Đức chia ra làm vô số
nước nhỏ mà hầu như nước nào cũng có hàng rào thuế quan và thuế suất của mình nên phong
trào ấy không được lợi ích chung thống nhất lại. Giai cấp tư sản Đức muốn giành quyền tự do
chính trị không phải để làm cho sự nghiệp chung phù hợp với lợi ích của mình mà là vì họ