C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 61

có bao nhiêu khoáng vật thực sự thì khoa học của người đó chỉ biết nhắc lại danh từ đó bấy
nhiêu lần thôi.

Do đó sau khi đã từ các quả hiện thực khác nhau mà rút ra một "quả" trừu tượng - "quả nói

chung" - thì tư duy tư biện, muốn đạt đến cái bề ngoài của một nội dung thực hiện nào đó,
không thể không tìm cách này hay cách khác để đi ngược từ "q u ả", từ thực thể trở lại những
quả hiện thực thông thường muôn hình muôn vẻ, lê, táo, hạnh, v.v.. Nhưng xuất phát những từ
quả hiện thực mà có được ý niệm trừu tượng là "q ủ a" dễ bao nhiêu, thì xuất phát từ ý niệm
trừu tượng là "q u ả" mà có được những quả hiện thực lại khó bấy nhiêu. Hơn nữa nếu không
từ bỏ sự trừu tượng đi thì cũng tuyệt đối không thể chuyển từ trừu tượng sang cái trực tiếp
đối lập
với sự trừu tượng được.

Do đó nhà triết học tư biện từ bỏ sự trừu tượng về "quả", nhưng từ bỏ một cách đặc biệt,

biện, thần bí, nghĩa là vẫn giữ cái bề ngoài tựa hồ như anh ta không từ bỏ sự trừu tượng. Cho
nên thực ra, chỉ có vẻ bề ngoài, nhà triết học đó mới vượt qua giới hạn sự trừu tượng thôi.
Nhà triết học đó đã nghị luận đại khái như sau:

Nếu quả táo, lê, hạnh, dâu, trên thực tế, chỉ là "thực thể nói chung", là "quả nói chung" thì

người ta sẽ tự hỏi rằng cớ sao mà "quả nói chung", biểu hiện ra lúc thì là táo, lúc thì là lê, lúc
thì lại là hạnh được; từ đâu mà có cái bề ngoài muôn vẻ đó, cái bề ngoài hết sức rõ ràng là
mâu thuẫn với quan niệm tư biện của tôi về thể thống nhất, về "thực thể nói chung", về "quả
nói chung".

Nhà triết học tư biện trả lời rằng: đó là do chỗ "quả nói chung" không phải là một bản chất

chết, không có những sự khác nhau, nằm im, mà là một bản chất sinh động, tự phân biệt với
mình, có vận động. Cái muôn vẻ của những quả thông thường không
những có ý nghĩa đối với lý trí cảm tính của tôi, mà còn đối với bản thân "quả nói chung"
nữa, đối với lý tính tư biện nữa. Các quả thông thường khác nhau đều là những biểu hiện
khác nhau của đời sống của "quả thống nhất"; đó là những sự kết tinh do bản thân "quả nói
chung" tạo ra. Bởi vậy, chẳng hạn như trong quả táo thì "quả nói chung" đem lại cho nó một
tồn tại hiện có dưới cái dáng quả táo, trong quả lê, nó đem lại cho nó một tồn tại hiện có dưới
cái dáng quả lê. Vậy ở đây đã không còn có thể nhắc lại cái quan điểm xuất phát từ quan
niệm về thực thể mà nói rằng: quả lê là "q u ả"; quả táo là "q u ả"; quả hạnh là "q u ả" tự xác
định thành quả táo; "q u ả" tự xác định thành quả hạnh. Những sự khác nhau phân biệt
những quả táo, quả lê, quả hạnh, đó là những sự tự phân biệt của "q u ả", những sự khác nhau
ấy làm cho những quả riêng biệt thành những vòng khâu trong quá trình sống của "quả nói
chung". Như vậy, "q u ả" không còn là thể thống nhất không có nội dung, không có sự khác
nhau, mà là thể thống nhất với tính cách là sự tổng hợp, với tính cách "tổng thể" của các thứ
quả họp thành một "chuỗi bị phân chia một cách hữu cơ gồm những vòng khâu". Trong mỗi
khâu của chuỗi đó, "q u ả" đem lại cho mình một tồn tại hiện thực phát triển hơn, rõ rệt hơn,
cho đến cuối cùng với tính cách là "sự khái quát" tất cả các quả đó đồng thời trở thành thể

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.