Và cuối cùng là một kết luận mà ta có thể nói là nó chồm lên đúng hơn là nói nó khiêu vũ:
"Vì nếu người ta thực sự coi khiêu vũ là sự đụng chạm và sự ôm ấp mang tính chất tình dục thì người ta sẽ không hiểu
được tại sao xã hội lại chỉ rộng lượng đối với khiêu vũ trong khi ngược lại nó lên án gay gắt tất cả những hiện tượng tương
tự nếu những hiện tượng này biểu hiện ra bừa bãi như thế ở một nơi khác, và trừng phạt những tội phạm đó coi là những sự
vi phạm không thể tha thứ được đến đạo đức và phong hoá, bằng cách chỉ trích và bài xích một cách không thương xót".
Ngài mục sư không nói về điều nhảy can-can và điệu nhảy pôn-ca: ông nói về k h i ê u v ũ
nói chung, về phạm trù khiêu vũ là một phạm trù chỉ được nhảy múa dưới cái xương sọ phê
phán của ngài mục sư thôi. Nếu ông ta có dịp đi xem khiêu vũ tại tiệm "Sô-mi-e-rơ" ở Pa-ri
thì tâm hồn Đức Cơ Đốc của ông ta sẽ bị kích động mạnh bởi sự xấc xược, sự lộ liễu, sự
phóng đãng, bởi cái điệu nhạc gợi tình. Cái "cảm giác êm dịu có thể thu được trên thực tế"
của chính ông sẽ đem lại cho ông khả năng "cảm thấy" rằng "quả thật, không thể hiểu tại sao
bản thân những người khiêu vũ, trong khi trái lại" họ gây cho khán giả cái ấn tượng sảng
khoái khêu gợi tình dục lộ liễu của con người ("điều này nếu biểu hiện ra cũng theo phương
thức đó ở một nơi khác" tức ở Đức, "sẽ kéo theo nó, như một sự phá hoại không thể tha thứ
được", v.v. và v.v.) - tại sao bản thân những người khiêu vũ không nên và không dám - ít ra là
có thể nói như vậy - tự coi là những người có tình
dục lộ liễu, khi họ không những có thể mà tất nhiên phải là những người như vậy !!
Vì kính yêu bản chất của khiêu vũ, nhà phê phán của chúng ta đưa chúng ta vào cuộc
khiêu vũ. Nhưng ông ta vấp phải một khó khăn lớn. Trong cuộc khiêu vũ này, tuy người ta có
nhảy múa, nhưng người ta chỉ nhảy múa trong tưởng tượng thôi. Vấn đề là ở chỗ Ơ-gien Xuy
chẳng miêu tả gì về khiêu vũ cả. Ông ta không lẫn lộn vào trong đám người khiêu vũ. Cuộc
khiêu vũ chỉ là một dịp để ông ta tập hợp những nhân vật thuộc giới quý tộc lớp trên. Trong
cảnh tuyệt vọng, "sự phê phán" vội vã bổ sung cho nhà văn và "trí tưởng tượng" của bản thân
nó miêu tả cuộc khiêu vũ một cách dễ dàng, v.v.. Nếu như tuân theo quy định của sự phê
phán Ơ-gien Xuy mô tả sào huyệt và ngôn ngữ của bọn tội phạm mà không mảy may có
hứng thú trực tiếp đối với sào huyệt và ngôn ngữ của bọn ấy thì trái lại cuộc khiêu vũ mà bản
thân ông không mô tả và do nhà phê phán "dồi dào đầu óc tưởng tượng" của ông mô tả, tất
nhiên làm cho ông vô cùng hứng thú.
Hãy nghe tiếp !
"Thực ra, bí mật của âm điệu và tiết tấu xã giao, bí mật của sự việc hết sức trái tự nhiên đó, là lòng khao khát trở về với
tự nhiên. Vì thế mà tình hình ấy, giống như Xê-xi-li, đã gây ra trong xã hội có giáo dục một ấn tượng giống như điện giật và
đưa tới những thành tựu không bình thường. Đối với nàng, một nữ tỳ lớn lên giữa đám nô lệ không được sự giáo dục và
hoàn toàn chỉ chịu sự chi phối của bản tính thì bản tính đó là nguồn sống duy nhất. Đột nhiên được tiến cử vào nơi cung
điện, phải khép mình theo phong tục tập quán nơi này, nàng thâm nhập nhanh chóng vào bí mật của phong tục tập quán này.
Trong hoàn cảnh ấy, hoàn cảnh mà nàng hoàn toàn đủ sức chi phối được, vì lực lượng của mình, lực lượng của bản tính của
mình ảnh hưởng đến những người xung quanh như một ma lực khó hiểu, Xê-xi-li không tránh khỏi rơi vào con đường lầm
lạc và đâm ra bừa bãi, thế mà trước đây khi nàng còn là nô tỳ, cũng chính cái bản tính đó đã dạy cho nàng cự tuyệt mọi đòi