C. MÁC VÀ PH. ĂNGGHEN TOÀN TẬP - TẬP 2 - Trang 72

"Cố nhiên... tuy nhiên... lại còn... dường như... nhưng... như vậy", đấy chính là những cái

móc ảo thuật gắn liền các khâu của cái chuỗi tư biện những luận đoán. Trên kia, chúng ta đã
thấy ông Sê-li-ga buộc cái b í m ậ t rời bỏ thế giới tội phạm và lẩn trốn vào trong xã hội
thượng lưu như thế nào. Bây giờ ông ta cần cấu tạo ra cái bí mật khác, tức là xã hội thượng
lưu có những tập đoàn đặc biệt của mình và những bí mật của những tập đoàn đó là những bí
mật đối với nhân dân. Để cấu tạo được như vậy thì ngoài những chiếc móc ảo thuật nói trên,
còn phải biến tập đoàn thành từ đường nhỏ và biến thế giới không quý phái thành ngưỡng
cửa
của từ đường nhỏ đó. Và cái bí mật đối với Pa-ri là ở chỗ tất cả các lĩnh vực của xã hội tư
sản chỉ hình thành nên cái ngưỡng cửa của từ đường nhỏ của xã hội thượng lưu.

Ông Sê-li-ga theo đuổi hai mục đích: một là cần phải biến cái

b í m ậ t thể hiện trong tập đoàn đặc biệt của xã hội thượng lưu thành "tài sản chung của toàn
thế giới"
, hai là việc quản lý văn khế Giắc-cơ Phe-răng phải được cấu tạo thành một khâu
sống của cái b í m ậ t. Nhà phê phán nghị luận như sau:

"Sự giáo dục còn chưa thể và không muốn lôi kéo tất cả các đẳng cấp và tất cả những sự khác biệt vào trong lĩnh vực của

mình. Chỉ có đạo Cơ Đốcđạo đức mới có thể xây dựng, trên thế giới này, những vương quốc phổ biến".

Đối với ông Sê-li-ga, sự giáo dục, văn minh là đồng nghĩa với sự giáo dục quý tộc. Vì thế

ông ta không thể thấy rằng công nghiệp thương nghiệp đang xây dựng những vương quốc
phổ biến khác hẳn với vương quốc của đạo Cơ Đốc và đạo đức, với hạnh phúc gia đình và
phúc lợi tiểu thị dân. Nhưng chúng ta đi tới viên quản lý văn khế Giắc-cơ Phe-răng như thế
nào? Rất đơn giản thôi.

Ông Sê-li-ga biến đạo Cơ Đốc thành một đức tính cá nhân, thành "sự thành kính" và biến

đạo đức thành một đức tính cá nhân khác, thành "sự ngay thẳng". Ông ta hợp nhất hai đức
tính đó trong một cá nhân và đặt tên cá nhân đó là Giắc-cơ Phe-răng, vì Giắc-cơ Phe-răng
không có hai đức tính ấy mà chỉ giả vờ có thôi. Như vậy Giắc-cơ Phe-răng đã thành "cái bí
mật của sự thành kính và sự ngay thẳng". Trái lại, "di chúc" của Giắc-cơ Phe-răng là "cái bí
mật của sự thành kính và sự ngay thẳng bề ngoài", nghĩa là không còn là cái bí mật của bản
thân sự thành kính và sự ngay thẳng nữa. Muốn xây dựng di chúc đó thành cái bí mật, sự phê
phán có tính phê phán buộc phải tuyên bố rằng sự thành kính và sự ngay thẳng bề ngoài là
cái bí mật của di chúc đó, chứ không phải ngược lại, di chúc đó là cái bí mật của sự ngay
thẳng và sự thành kính bề ngoài.

Trong khi phòng công chứng ở Pa-ri coi Giắc-cơ Phe-răng là sự châm biếm độc ác đối với

nó và thông qua việc kiểm duyệt các vở kịch mà gạt nhân vật đó khỏi "Những bí mật của
thành Pa-ri" đã được đưa lên sân khấu thì cũng chính vào lúc đó, sự phê phán
có tính phê phán vừa "tranh luận với vương quốc không trung của khái niệm" lại vừa coi
viện công chứng ở Pa-ri là tôn giáo và đạo đức, là sự thành kính và sự ngay thẳng chứ không
phải là viện công chứng ở Pa-ri. Cuộc xét xử viên công chứng Lê-ông phải là một sự khai
sáng đối với sự phê phán có tính phê phán. Địa vị của viên công chứng trong tiểu thuyết của
Ơ-gien Xuy là gắn liền với chức vụ của y.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.