làm một trong cái món hổ lốn không thuần tuý là "quần chúng", sự phê phán trước đây còn
có tính chất sự vật và tính chất nhân vật thì nay đã biến thành "sự phê phán thuần tuý". Từ
trước đến nay, sự phê phán, hoặc ít hoặc nhiều, chỉ là đặc tính của những cá nhân phê phán
riêng biệt như Rai-sơ-hát, Ét-ga, Phau-sơ, v.v.. Bây giờ thì sự phê phán lại là chủ thể, còn ông
Bru-nô lại là hiện thân của nó.
Từ trước tới nay, tính quần chúng hoặc ít hoặc nhiều là đặc tính của những sự vật và nhân
vật bị phê phán; bây giờ, các sự vật và nhân vật lại trở thành "quần chúng", còn "quần
chúng" lại trở thành sự vật và nhân vật. Tất cả những quan hệ phê phán trước kia bây giờ đều
hoà tan trong mối quan hệ của sự sáng suốt tuyệt đối của sự phê phán với sự ngu muội tuyệt
đối của quần chúng. Mối quan hệ cơ bản này là ý đồ, xu hướng, đáp án của những hành động
phê phán và của những trận chiến đấu phê phán trước kia.
Thích ứng với tính chất tuyệt đối của nó, sự phê phán "thuần tuý", ngay từ lúc bước lên đài
lần đầu tiên, đã hô to "lời nói quyết định" đặc biệt của nó; nhưng mặc dù vậy, với tư cách là
tinh thần tuyệt đối, nó sẽ phải trải qua một quá trình biện chứng nào đó. Chỉ ở cuối cuộc vận
hành thiên thể của nó thì khái niệm ban đầu của nó mới thật sự thể hiện thành hiện thực (xem
Hê-ghen, "Bách khoa toàn thư"
30
).
"Sự phê phán tuyệt đối tuyên bố rằng "mới trước đây mấy tháng, quần chúng đã tự cho rằng mình là mạnh mẽ vô cùng và
nhất định sẽ có ngày thống trị thế giới, và từ bấy giờ, đã bấm đốt ngón tay đón chờ ngày ấy"
31
.
Thử hỏi ai là kẻ đã bấm đốt ngón tay tính cái ngày thống trị thế giới, ai, nếu không phải
chính bản thân Bru-nô Bau-ơ trong "Sự nghiệp chính nghĩa của tự do" (dĩ nhiên là trong sự
nghiệp "của bản thân" ông ta), trong "Vấn đề Do Thái"
32
v.v., mặc dù ông ta cũng thừa nhận
là không thể nói đích xác còn bao lâu nữa?
Ông ta đem một đống tội lỗi của bản thân mình ghi thêm vào sổ tội lỗi của quần chúng.
"Quần chúng hình dung rằng nó nắm được rất nhiều chân lý mà nó tưởng là dễ hiểu đối với nó". "Nhưng người ta chỉ
hoàn toàn nắm được chân lý khi nào... người ta đã đi theo chân lý, thông qua cả mọi chuỗi những sự chứng minh chân lý".
Đối với Bau-ơ cũng như đối với Hê-ghen, chân lý là một cái máy tự động tự chứng minh
bản thân nó. Con người chỉ còn có việc đi theo chân lý. Cũng như Hê-ghen quan niệm, kết
quả của sự phát triển hiện thực chẳng phải là cái gì khác mà chính là chân lý đã được chứng
minh, tức là đã được nhận thức. Vì vậy sự phê phán tuyệt đối có thể cùng với nhà thần học
thiển cận nêu câu hỏi:
"Nếu như nhiệm vụ của lịch sử không phải là nhằm chứng minh những chân lý đó, những chân lý đơn giản nhất trong tất
cả các chân lý (chẳng hạn như trái đất xoay quanh mặt trời), thì còn cần lịch sử để làm gì?".
Những người theo mục đích luận trước kia cho rằng thực vật tồn tại là để cho động vật ăn,
còn động vật tồn tại là để cho người ta ăn thì lịch sử cũng tồn tại là để phục vụ cho mục đích
của một hành vi tiêu dùng là sự ăn một cách lý luận, tức là sự chứng minh. Con người tồn tại
là để cho lịch sử tồn tại, còn lịch sử tồn tại là để cho sự chứng minh chân lý tồn tại. Dưới