CÁC CHỦ TỊCH KGB - NHỮNG HỒ SƠ LỘ SÁNG - Trang 109

kỳ. Nhưng nhiều người, trong đó có cả những người rất thông thạo cũng tin
rằng chuyện đó có thật.

V D.Ejov - Giáo sư, Tiến sĩ sử học, một nhà Đức học lâu năm, kể với tôi

rằng ở Iurmala gần vịnh Riga trên biển Ban-tích đã từng có một nhà tình
báo Liên Xô sống ẩn dật, xa lánh không chỉ người lạ, mà cả người quen, vì
không muốn để mọi người biết về mình. Câu chuyện về cuộc đời con người
này là cơ sở để Yulian Semenov viết tiểu thuyết "Mười bảy khoảnh khắc
của mùa xuân" đã được dựng thành phim truyền hình.

Trong danh sách những người tham gia xây dựng phim có cố vấn chính

của bộ phim là Trung tướng S.K.Mishin. Đó chính là bí danh của Phó Chủ
tịch thứ nhất KGB S.K.Tsvigun, một người thân cận của Brejnev.

Vậy sự tích về Stirlits có thật hay không?
Nhà văn Semenov đã quá cố - người mà tôi quen thân và rất yêu mến - là

tác giả một loạt tiểu thuyết hay về nhà tình báo Liên Xô Isaev Stirlits.
Semenov viết hay và thuyết phục đến nỗi người đọc tiếp nhận Stirlits như
một nhân vật lịch sử có thật.

Cuối những năm 20 - đầu những năm 30, Liên Xô có ở Đức một mạng

lưới tình báo và phản gián rất mạnh với số lượng điệp viên đông đảo.
Nhưng năm 1936 chiến dịch thanh lọc quy mô lớn đã động đến cả quân đội
và an ninh. Nhiều cán bộ an ninh đang hoạt động ở nước ngoài bị gọi về, bị
bắt hoặc bị bắn. Năm 1938, lãnh đạo Cục tình báo quân sự báo cáo với Bộ
trưởng Quốc phòng rằng Hồng quân Liên Xô thực tế không còn tình báo
nữa, mạng lưới hoạt động bí mật làm cơ sở cho ngành quân báo đã hầu như
bị phá huỷ. Các cuộc khủng bố diễn ra sau vụ án "Tukhachevski" đã giáng
một đòn tổn thất lớn cho quân đội. Bộ máy quân báo không còn lại một cán
bộ dày dạn kinh nghiệm nào. Khi một sĩ quan cao cấp trong bộ máy Trung
ương bị bắt, thì tất cả các chiến sĩ tình báo có quan hệ công tác với sĩ quan
đó, cả công khai và bí mật, đều tức khắc bị tình nghi. Đầu tiên là Matxcơva
không tin những báo cáo của họ nữa, sau đó họ bị gọi về Matxcơva thậm
chí không kịp bàn giao công việc cho người thay. Như vậy là tình báo Liên
Xô bị làm suy yếu không phải bởi kẻ địch, mà bằng chính lãnh đạo nước
mình.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.