CHƯƠNG IX
LAVRENTI PAVLOVICH BERIA (Lần hai)
Con người này có ảnh hưởng lớn đến số phận nước ta.
Đánh giá về ông ta rất khác nhau. Đa số coi ông ta là ác quỷ của địa
ngục. Một số người lại cho ông ta là nhà tổ chức lỗi lạc không có điều kiện
thực hiện các kế hoạch của mình.
Lịch sử đã có thể phát triển theo hướng khác. Nếu Nikita Sergeevich
Khruschov vào năm 1953 không hoá ra là nhà chính trị nhạy bén và sắc sảo
thì cuộc "tan băng" của đất nước chúng ta sau Stalin đã gắn với tên tuổi của
Lavrenti Beria, chứ không phải của Nikita Khruschov.
Trong không đầy bốn tháng mà ông ta có được từ khi Stalin mất đến khi
bị xử bắn, Beria đã nổi lên là người đề xướng những cải cách căn bản.
Tất cả những gì mà khi đó Beria đã bị cáo buộc, nay có thể được coi là
công lao của ông ta: đấu tranh chống tệ sùng bái cá nhân Stalin và sự lộng
quyền của bộ máy Đảng, ân xá tù nhân, đào tạo các cán bộ dân tộc, khôi
phục quan hệ với Nam Tư và không cản trở việc thống nhất nước Đức.
Trong ngày 5/3/1953 (ngày Stalin chết - ND), Nguyên soái Beria trở
thành một trong những người lãnh đạo đất nước: ông là Phó Chủ tịch thứ
nhất Hội đồng Bộ trưởng, ủy viên Đoàn Chủ tịch Trung ương Đảng (tương
đương Bộ Chính trị sau này - ND), Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
Đến ngày 26/6 ông đã bị bắt. Như vậy ông cầm quyền được 114 ngày.
Trong khoảng thời gian ngắn đó, ông đã bắt tay vào công cuộc hồi sinh
đất nước bị tàn phế. Một số việc đã được làm, như: thả một số tù chính trị,
khép lại một số vụ việc nhơ bẩn do Bộ An ninh quốc gia tạo dựng và trừng
trị những kẻ tổ chức và tiến hành các vụ đó, làm dịu bầu không khí căng
thẳng, sợ hãi trong nước; về đối ngoại đã le lói những tia sáng đầu tiên của