nhớ rằng nhiệm vụ của chúng ta phải là uốn nắn đường lối trí thức, phân
hoá đội ngũ trí thức và từ trong số họ đưa lên những người ủng hộ vô điều
kiện chính quyền Xô viết".
Dzerjinski nói chung là một con người khắc nghiệt. Sinh thời ông, người
ta đã gọi ông là "ông Felix sắt đá", không chỉ vì ông và cơ quan của ông là
bàn tay sắt đối với kẻ thù, mà cả bạn bè đồng chí cũng đều biết sự nghiêm
khắc cao của ông đối với bản thân mình và đồng chí, đồng sự.
Otto Latsis, Tiến sĩ kinh tế, người đã viết một số công trình về Dzerjinski
nêu lại một tình tiết do người cháu gái họ của Dzerjinski kể lại: "Vào giữa
thời kỳ đói kém nhất năm 1919, một hôm Dzerjinski ghé qua nhà em gái.
Gày gò, hốc hác, mệt mỏi, ông cởi áo choàng, ngồi xuống cạnh bàn. Người
em gái biết khẩu vị của anh, đã rán sẵn cho ông một chảo bánh bột mì nhân
mứt.
Ông hỏi:
- Cô lấy bột mì ở đâu ra thế.
Bà em đáp:
- Chỉ có thể mua lại của bọn đầu cơ chứ còn ở đâu ra nữa.
- Tôi đấu tranh với chúng ngày và đêm, còn cô thì...
Thế là ông giận dữ hất cả đĩa bánh rán qua cửa sổ.
Lời bình của Otto Latsis: "Tôi không lấy làm thán phục hành động đó
của Dzerjinski. Nhẽ ra ông không ăn nhưng có thể để đĩa bánh rán lại cho
cô em. Song trong hành động đó, Dzerjinski đã rất thành thật với chính bản
thân mình".
Dzerjinski trung thành với cách mạng đến cuồng tín, và điều đó giải
thích mọi hành vi trong cuộc sống và sự nghiệp của ông. Từ ngày đi hoạt
động cách mạng năm 17 tuổi, ông hầu như không có ngày nào được tự do.
Năm năm đi đày, sáu năm tù khổ sai, thời gian còn lại là hoạt động cách
mạng. Ông có thể ngồi tù đến suốt đời nếu như không có cách mạng.
Ông không có quyền và không có xu hướng khoan dung với kẻ thù của
cách mạng. Người ta gọi ông là "kẻ sát nhân thần thánh" - trong bản thân
danh hiệu đó đã có sự kết hợp giữa hai khái niệm mâu thuẫn nhau: cao
thượng và tàn bạo trong một con người. Và nói chung cá nhân Dzerjinski