CÁC CHỦ TỊCH KGB - NHỮNG HỒ SƠ LỘ SÁNG - Trang 22

phối. Ông đã từng tranh luận với L.Kamenev lúc đó là Dân ủy Thương mại,
chủ trương quản lý và phân phối.

Khi Dzerjinski về làm Dân ủy Giao thông đường bộ, ông cho mời tất cả

các chuyên gia đã từng làm việc trong ngành, rồi chọn một người làm phó
cho mình, mà người này đã từng làm thứ trưởng dưới thời Sa hoàng.

Trước Dzerjinski, mọi người nghĩ rằng vận tải yếu kém là vì thiếu đầu

máy. Đến khi chính quyền Xô viết dốc túi dự trữ vàng ra để mua một số
đầu máy khoẻ, thì các chiếc cầu lại không chịu nổi. Vậy là phải bắt đầu tu
sửa những con đường đã bị tàn phá trong cả nước và những chiếc cầu.
Dzerjinski đã bắt đầu từ đó.

Khi A.I.Rykov được bổ nhiệm đứng đầu Chính phủ, thì Dzerjinski thay

Rykov làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân tối cao. Các bộ ngành lúc
đó còn chưa có (chỉ đến năm 1932 mới có). Do đó Hội đồng Kinh tế quốc
dân phụ trách toàn bộ các ngành công nghiệp. Dzerjinski còn lãnh đạo cả
Tổng cục kim khí mà sau này chia thành hơn chục bộ: luyện kim đen, luyện
kim màu, chế tạo máy, dụng cụ đo lường v.v...

Cao trào của chính sách kinh tế mới trùng với thời gian Dzerjinski lãnh

đạo công nghiệp và làm Chủ tịch Hội đồng kinh tế quốc dân. Đôi khi ông
cũng có sử dụng những tiềm năng theo đường an ninh để hỗ trợ cho việc
thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình, song nhìn chung ông hiểu rằng
làm kinh tế là phải tuân thủ các quy luật kinh tế. Dzerjinski mời các chuyên
gia của chế độ cũ về cống hiến tài năng cho chính quyền mới, mà không coi
họ là kẻ thù, đồng thời đưa những chiến sĩ an ninh có học thức về công tác
ở Hội đồng kinh tế quốc dân cùng với ông.

Khi Dzerjinski về làm Chủ tịch Hội đồng Kinh tế quốc dân, mọi người

nghe ông nội vụ này về, sẽ thiết lập kỷ luật sắt và thanh lọc hết cho mà
xem. Nhưng không, ông triệu tập các cán bộ lãnh đạo ngành công nghiệp
đến và bảo: các đồng chí hãy giúp đỡ tôi. Tôi đến đây để học hỏi và cộng
tác với các đồng chí.

Dzerjinski phản đối chủ trương độc quyền nhà nước và tăng giá. Sự thực

thì độc quyền rất có lợi cho nhà sản xuất: người sản xuất cứ việc định giá,
còn mặc kệ người mua. Đấy là dưới chủ nghĩa tư bản thì sự cạnh tranh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.