quan. An ninh Anh hù doạ Lialin và dụ anh ta cộng tác. Lialin không chịu,
sau đó nói là để suy nghĩ. Đến sáng hôm sau, lãnh sự đến gặp và đón Lialin
về sứ quán. Cũng không may là trưởng bộ phận an ninh - người mà Lialin
rất kính trọng - lúc đó đi công tác vắng. Phó bộ phận, một đồng nghiệp trẻ
vốn có thành kiến với Lialin bắt đầu nói chuyện với Lialin đại ý: anh đã
nhiều khuyết điểm như thế, lại xảy ra như thế. . . thì chỉ có cách xách vali
về nước. Lialin bèn quyết định chạy sang phía địch.
Kinh nghiệm trong công tác an ninh cho thấy rằng khi một người rơi vào
trường hợp không may, bị dính, nếu đẩy người ta ra xa quá, có thể mất luôn
cán bộ.
Trong vụ này Kriuchkov không có lỗi gì cả, nhưng ông nhớ mãi bài học
đó.
Năm 1974, Andropov đề nghị Kriuchkov làm Phó Chủ tịch KGB kiêm
Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo, và được Brejnev đồng ý. Đồng nghiệp
kể rằng Kriuchkov là một người thông minh, uyên bác, và cực kỳ chăm chỉ.
Khi cần đi phát biểu ở đâu đó, lẽ dĩ nhiên người ta chuẩn bị bài vở cho ông
- cơ quan có những bộ phận xử lý thông tin rất mạnh. Ông xem, có vẻ
không có ý kiến gì lớn, cũng không bắt viết đi viết lại, sửa đi sửa lại như
thường thấy. Nhưng đến khi nghe ông phát biểu thì thấy khác, nghe hay
hơn. Có nghĩa là ông đã tự viết lại.
Tự bản thân ông nghiên cứu, thu thập tư liệu. Ông lập hồ sơ và các hộp
"phích" riêng về các vấn đề, y như trong thư viện. Khi phát biểu hoặc bàn
luận, ông có thể sử dụng tư liệu một cách thành thục như một nhà nghiên
cứu.
Kriuchkov thuộc loại người lúc nào cũng chăm chăm chú chú vào công
việc. Ra nhà nghỉ ngoại ô của ủy ban, người thì đánh bài, người thì chơi
đôminô, bi-a, tuỳ thích, còn ông đi dạo một chút rồi lại lên phòng làm việc.
Ông tự hào về công tác tình báo, cũng như Andropov rất quý và coi
trọng tình báo. Nhân tiện phải nói rằng ông là một trong số rất ít người dám
có ý kiến riêng, cãi lại cả Andropov, mặc dù yêu kính vô hạn người thầy
của mình. Ông đã từng dám nói thẳng với Andropov việc này việc nọ giải