CÁC CHỦ TỊCH KGB - NHỮNG HỒ SƠ LỘ SÁNG - Trang 37

đến khi phải giao nộp tất cả những gì mà anh ta cất giữ ở nhà. Khi thành
phố hầu như đã chẳng còn gì, người ta bèn tiến về nông thôn. Tiến sĩ kinh
tế A.Uliukaev, Phó Giám đốc Viện kinh tế quá độ cho rằng:

"Những gì diễn ra cuối những năm 20 có thể coi là khủng bố, cũng có

thể coi là việc thực hiện mô hình thay thế nhập khẩu trong điều kiện đất
nước bị cô lập. Lúa mì là phương tiện thanh toán chủ yếu, cho nên được tập
trung vào tay nhà nước. Người nông dân không tự nguyện nộp lúa mì cho
nhà nước, cho nên chính quyền đã sử dụng các đội thu lương thực và tiến
hành đấu tranh chống Ku lắc. Chống Ku lắc, nếu nói bằng ngôn ngữ kinh tế
hiện đại, thì đó là một kiểu cưỡng bức phá sản. Do vậy cuộc khủng bố cuối
năm 1920 bắt đầu không phải do ác ý (mặc dù cái đó cũng không phải là
thiếu), mà trước hết là do những người lãnh đạo nhà nước ta đã thông qua
một quyết định đơn giản: ta không có thời gian để thuyết phục tư nhân tự
nguyện đóng góp tiền bạc, nên chúng ta phải tập trung toàn bộ dự trữ có
được để ném vào phát triển đất nước. Khi giao nhiệm vụ cho những cán bộ
tổ chức phong trào nông trang tập thể tháng 1/1930, người ta căn dặn rằng:
"Nếu trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, các đồng chí có quá
tay, thì Đảng sẽ bắt các đồng chí. Nhưng hãy nhớ rằng các đồng chí bị bắt
là vì sự nghiệp cách mạng".

Các đảng bộ địa phương trong cả nước thi đua nhau xem ai đạt được mục

tiêu tập thể hóa một trăm phần trăm sớm hơn. Người nào có lúa mì thì bị
thu - mà đó là những người chủ giỏi giang, cần mẫn nhất. Họ bị dán nhãn
hiệu "Ku-lắc" và bị đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Chỉ thị ban đầu của M.Kalinin chỉ là đưa họ sang các mảnh đất xấu và

tước bớt những phần đất "thừa" của họ. Nhưng sau người ta đi xa hơn, cho
thế là chưa đủ.

Bộ máy tuyên truyền thể hiện họ như là những ke gian ác bẩm sinh. Rồi

thì thực tế là cướp hết tài sản của họ, cấm họ rút tiền gửi trong các quỹ tiết
kiệm. Tất cả những điều này có trong tập một của cuốn tư liệu lịch sử
"Nước Nga chưa được biết đến".

Ngày 30/1/1930, Bộ Chính trị ra nghị quyết "Về những biện pháp tiêu

diệt kinh tế Ku lắc ở những địa phương đã tiến hành tập thể hóa", trong đó

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.