có nêu dự kiến đưa vào trại cải tạo hoặc bắn 60 nghìn chủ hộ kinh tế Ku lắc
và di dời gia đình họ, và di dời 150 nghìn gia đình nữa. Nhưng quy mô thực
tế của việc thực hiện đã vượt quá con số dự kiến đó.
Tiếp theo sau nghị quyết của Bộ Chính trị, Ủy ban đặc biệt cũng ban
hành lệnh ngày 2.2.1930 về việc tiêu diệt Ku lắc như một giai cấp. Cơ quan
an ninh có nhiệm vụ lập gấp hồ sơ các đầu sỏ Ku lắc và xem xét các đối
tượng được giai cấp Ku lắc cài vào trong các tổ chức phản cách mạng và
chống đối. Đa số bị đưa đi cải tạo. Một số nguy hiểm nhất thì xử bắn. Đồng
thời di dời những Ku lắc khá giả nhất, địa chủ cũ, cha cố chống chế độ... và
gia đình họ về các vùng xa và tịch thu tài sản. Sau hai năm 1930 và 1931,
hơn một triệu rưỡi nông dân đã bị đưa vào trại cải tạo hoặc trại lao động
của Ủy ban đặc biệt. Nửa triệu tự chạy ra thành phố và công trường.
Còn 2 triệu nữa bị di dời theo diện 3, tức là trong nội tỉnh, nhưng cũng bị
tước hết tài sản. Những tài sản bị tịch thu này được đưa vào nhà nước, một
phần được chia lại cho nông dân trong làng. Một nửa số nông dân bị di dời
đó bị đưa vào làm việc ở các ngành công nghiệp khai thác gỗ, khai khoáng
và xây dựng.
Nhằm tăng hiệu lực bắt buộc người dân nộp lương thực, Menjinski đã đề
nghị bổ sung một số tội danh như giết gia súc, không hoàn thành kế hoạch
gieo cấy, đầu cơ tích trữ lúa mì. Đối với Ku lắc, không hoàn thành nghĩa vụ
giao nộp lương thực có thể bị khởi tố. Nhưng nhiều Ku lắc chạy trốn,
không đợi đến khi bị khởi tố. Khi đó, để hoàn thành kế hoạch, chính quyền
địa phương bèn quay sang "nã" trung nông. Bất kỳ ai nói ra những lời
không đồng tình với thực trạng đều bị buộc tội phản tuyên truyền. Ai say
rượu đánh nhau với cán bộ địa phương bị quy là "có hành động khủng bố".
Theo quy định, tất cả các án tử hình đều phải được báo cáo Bộ Chính trị,
nhưng một đạo luật ngày 7/8/1932 lại cho phép ba người lãnh đạo cao nhất
của Ủy ban đặc biệt được quyền thi hành án tử hình không cần đợi Bộ
Chính trị thông qua.
Chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa và cưỡng bức nông dân vào nông
trang tập thể đã đẩy đất nước vào tình trạng nội chiến. Những con người
chết đói dở ngăn không cho chở lúa mì đi. Nông dân nổi dậy khắp nơi trong