nghị nhận ông ta về làm việc và giúp đỡ, bỗng nhiên quyết định trả thù con
người mà ông ta cho là may mắn hơn ông ta một trời một vực.
Còn Giáo sư Naumov thì có ý kiến: Kirov là người đàn ông đang độ
sung mãn. Cũng có thể ông có thể hiện sự quan tâm nào đó đối với Milda.
Nhưng nói chung là giả thuyết này xuất hiện về sau này, và tôi cho rằng do
Bộ Nội vụ tung ra.
Sau khi giết Kirov, Nicolaev sống thêm được gần 1 tháng. Toà quân sự
của Toà án tối cao tuyên cáo tội và đem ông ta đi xử bắn, cùng với 13
người thuộc phe đối lập. Và sau đó hai tuần nữa - tháng 1/1935 - người ta
bắt và đưa ra xét xử "những kẻ tổ chức vụ ám sát Kirov". Đó là:
G.E.Zinoviev - nguyên ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Tỉnh ủy Lêningrad,
nguyên Chủ tịch Ban chấp hành quốc tế Cộng sản, L.B.Kamenev - nguyên
ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng lao động và quốc phòng,
G.E.Evdokimov - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Trung ương Đảng,
P.E.Zalutsky - nguyên ủy viên Ban tổ chức, Bí thư Đảng bộ ngoại thành
Lêningrad, và 11 người nữa đã từng cùng phe với Zinoviev. Họ đều đã từ
bỏ chính trường, nhưng Stalin nhớ không quên từng người nào đã một lần
cản trở ông.
Hai tuần sau khi Kirov bị ám sát, tất cả họ đều bị bắt, và bị khai trừ khỏi
Đảng. Năm 1935, Zinoviev và những đồng sự của ông bị kết án tù ở các
mức khác nhau. Đây đã là bước đầu tiên chính quyền đặt những người đối
lập ngang bằng về mặt tội trạng với những kẻ khủng bố và tội phạm hình
sự.
Bản thân Zinoviev không hiểu nổi điều gì đang xảy ra. Năm 1935, ngồi
trong tù, ông còn viết thư cho Stalin: "Tôi ngắm nhìn giờ lâu ảnh đồng chí
và ảnh các ủy viên khác của Bộ Chính trị đăng trên báo và nghĩ: "Các đồng
chí thân mến ơi, hãy nhìn vào tâm tôi. Chẳng nhẽ các đồng chí không thấy
rằng tôi nào phải kẻ thù của các đồng chí, toàn bộ thể xác và tâm hồn tôi là
thuộc về đồng chí".
Nhưng những bức thư như thế không làm Stalin động lòng. Ông có bao
giờ là người đa sầu đa cảm? Hơn nữa, về mặt lý trí, tất cả những ai mà ông
đã ra lệnh xử bắn, trong con mắt ông đều là tội phạm, kẻ thù của nhân dân.